'Bài thuốc' của các ngân hàng trung ương đã hết hiệu nghiệm?

11/03/2016 12:41 GMT+7

Nhiều nhà đầu tư giờ đây gần như không còn tin rằng các ngân hàng trung ương có đủ sức để chuyển hướng nền kinh tế.

Nhiều nhà đầu tư giờ đây gần như không còn tin rằng các ngân hàng trung ương có đủ sức để chuyển hướng nền kinh tế.

Ảnh: ShutterstockẢnh: Shutterstock
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) mới đây công bố hạ tiếp lãi suất và mở rộng chương trình mua trái phiếu trong nỗ lực thúc đẩy kinh tế châu Âu. Thị trường chứng khoán khu vực này tăng điểm mạnh sau thông tin trên, nhưng chỉ trong vòng một giờ sau đó, gần như tất cả các thị trường châu Âu đều giảm điểm và kết thúc với màu đỏ, theo CNN.
Điều này dường như thể hiện rằng giới đầu tư đã ngừng tin vào việc các ngân hàng trung ương có thể làm những gì họ cần để chuyển hướng nền kinh tế. “Tôi nhìn thấy thị trường phấn khởi lúc ban đầu… nhưng tôi có rất nhiều câu hỏi về việc bản chất lâu dài của nó”, nhà phân tích thị trường Peter Boockvar tại hãng Lindsey Group nói.
Có thể phản ứng trên xảy ra là vì giới đầu tư cho rằng những động thái tích cực từ các ngân hàng trung ương không còn thực sự đạt được mục tiêu. Các hành động đã từng kích thích thị trường tăng điểm giờ đây ảnh hưởng rất hạn chế.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) hồi tháng 1 gây ngạc nhiên cho nhiều người bằng cách áp ụng chính sách lãi suất âm với hy vọng tạo ra nhu cầu trong nền kinh tế. Ngay lập tức, chỉ số chứng khoán Nikkei 225 tăng, yen Nhật giảm giá trị so với đô la Mỹ với kỳ vọng rằng động thái trên sẽ kích cầu xuất khẩu. Song sau đó sáu tuần, Nikkei 225 đi xuống và yen Nhật lại tăng giá so với USD.
“Thị trường đã không còn đi lên với lãi suất tiêu cực. Lý do là vì lãi suất âm có hại cho hệ thống ngân hàng”, vua trái phiếu kiêm nhà đầu tư, tỉ phú Jeff Gundlach nhận định.
ECB lần đầu giới thiệu lãi suất âm vào ngày 5.6.2014. Từ đó đến nay, chỉ số Stoxx 50 giảm 5%. Chỉ số DAX của Đức và CAC của Pháp cũng đi xuống.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) là ngân hàng trung ương đầu tiên tích cực sử dụng chính sách tiền tệ để biến chuyển nền kinh tế. Fed hạ lãi suất xuống mức 0 và bắt đầu chương trình mua trái phiếu khổng lồ được biết đến với tên gọi nới lỏng định lượng hay nới lỏng tiền tệ (QE) vào năm 2008. Động thái này đã giúp thị trường khởi sắc đáng kể.
Khi Fed càng cố gắng thúc đẩy thị trường, tác động nhận lại được càng ít đi. Ở đợt đầu tiên Fed thực hiện QE từ tháng 12.2008 đến tháng 11.2010, chỉ số S&P 500 đã tăng 33%. Song thị trường đã không tăng nhiều với đợt nới lỏng định lượng lần thứ 2 và 3.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.