Bộ trưởng Đinh La Thăng: 'Không thể chia đôi Vietnam Airlines'

23/06/2015 18:00 GMT+7

(TNO) Trao đổi với phóng Thanh Niên Online trong giờ giải lao của Quốc hội chiều nay 23.6, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng cho rằng không thể "chia đôi" Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) thành Tổng công Hàng không miền Nam và Tổng công ty Hàng không miền Bắc, để thị trường hàng không cạnh tranh hơn.

(TNO) Trao đổi với phóng viên Thanh Niên Online bên hành lang Quốc hội chiều nay 23.6, về việc có ý kiến cho rằng, có thể “chia đôi” Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) thành Tổng công Hàng không miền Nam và Tổng công ty Hàng không miền Bắc, để thị trường hàng không cạnh tranh hơn, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng cho rằng, không thể làm như vậy.

canh-tranh-hang-khongCó thêm hãng hàng không tư nhân, hàng không Việt Nam cạnh tranh hơn - Ảnh: Ngọc Thắng
“Tôi nghĩ không làm như vậy được và không nên làm vì ở nhiều nước, họ xây dựng và phát triển lĩnh vực hàng không đều dựa trên nền tảng của một hãng hàng không quốc gia. Tư nhân gì thì tư nhân, vẫn cần phải có một hãng hàng không mạnh, mang thương hiệu quốc gia để kết hợp cả kinh tế và quốc phòng. Khi có biến động thì hàng không cũng phục vụ quốc phòng”, ông Thăng nói.
Theo Bộ trưởng Thăng, việc duy trì một hãng hàng không quốc gia cũng là giữ hình ảnh của một đất nước. Cho dù, thực tế, Vietnam Airlines tuy đã cổ phần hóa nhưng có những dấu hiệu chậm đổi mới, ì ạch.
Trả lời nguyên nhân vì sao một số hãng hàng không tư nhân thời gian qua phải phá sản hoặc ngừng bay như Indochina Airlines, Air Mekong, Trãi Thiên…, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho rằng, do các hãng hàng không đó chưa có sự chuẩn bị đầy đủ. “Nếu có sự chuẩn bị tốt, có đầy đủ các điều kiện, có chiến lược đầu tư lâu dài, có định hướng thị trường tốt như hãng Vietjet, vẫn phát triển, lớn mạnh”, ông Thăng nói.
Theo Bộ trưởng Đinh La Thăng, thị trường hàng không đang cạnh tranh hơn khi hãng hàng không tư nhân Vietjet tăng dần thị phần.
Bộ trưởng Giao thông Vận tải cho biết, bộ này muốn mở rộng hơn nữa thị trường hàng không nội địa nhưng chủ trương này còn khó khăn, như việc thúc đẩy bán cổ phần hãng hàng không Jesstar Pacific còn khó khăn, hạ tầng ngành hàng không chưa đồng bộ…
“Nói chung, để có một thị trường hàng không năng động, phát triển cần phải có cả một quá trình. Thị trường nào lúc đầu mở ra cũng khó khăn nhưng khi đã thu hút được sự tham gia của nhiều hãng thì sự cạnh tranh sau này sẽ rất quyết liệt”, ông Thăng cho biết.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.