Brexit chưa phải là cơn bão thật sự

02/07/2016 14:57 GMT+7

Theo nhà kinh tế trưởng khu vực châu Âu Karen Ward của ngân hàng HSBC, sự kiện Brexit, hay Anh rời Liên minh châu Âu (EU) mới chỉ là sự bình tĩnh nhất thời trước cơn bão thật sự.

Theo Business Insider, có vô số báo cáo từ giới chuyên gia thuộc nhiều ngân hàng đầu tư trên thế giới nhắc đến cùng một câu chuyện trong tuần này: cuộc bỏ phiếu Brexit sẽ làm sụt giảm hoạt động kinh tế, xóa 1 điểm phần trăm hay hơn nữa trong GDP nước Anh.
Một số nhà kinh tế thậm chí còn cho rằng Anh đang tiến về một đợt suy thoái. Đơn cử, nhóm chuyên gia do nhà phân tích Ebrahim Rahbari thuộc Citi dẫn đầu cho hay GDP Anh sẽ giảm “mạnh” 3 điểm phần trăm trong vòng ba năm.
Tuy nhiên, nhà kinh tế trưởng khu vực châu Âu Karen Ward của ngân hàng HSBC lại cho rằng đây có thể là tin tốt.
Trong một lưu ý gửi các nhà đầu tư, bà Ward hạ dự báo tăng trưởng GDP khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (eurozone) từ 1,5% xuống 1%. Mức tăng trưởng chậm cũng trầm trọng hóa vấn đề từng khơi gợi cho cuộc bỏ phiếu Brexit ngay từ đầu: tầng lớp nghèo nhất trong xã hội, những người bị đẩy ra khỏi tầng lớp tinh túy nhất trong nền kinh tế, có thể sử dụng sức mạnh của họ tại các thùng phiếu để gây khó khăn càng nhiều càng tốt.
Chuyên gia Karen Ward HSBC
Bà Ward cho rằng số đông cử tri Anh chọn Brexit có thể trở nên nghèo khổ hơn nếu nền kinh tế gặp khó, và sự tức giận của họ dành cho tầng lớp cao hơn thậm chí sẽ còn nhiều hơn hiện tại. Trong đoạn video gửi đến các khách hàng của HSBC, bà cho hay Brexit chỉ đơn thuần là sự “bình tĩnh nhất thời” trước khi điều gì đó tồi tệ hơn xảy ra.
“Chúng ta chưa giải quyết một số vấn đề cơ bản, chẳng hạn như tỷ lệ thất nghiệp cao, bất bình đẳng thu nhập. Đây là các yếu tố giúp những người theo chủ nghĩa dân túy trên khắp châu Âu. Như những gì chúng ta vừa chứng kiến ở Anh hồi tuần trước, những rủi ro này có thể thành sự thật, vì vậy sự kiện vừa qua vẫn còn là một sự bình tĩnh nhất thời”, bà Ward nhận định.
Dưới đây là đồ họa từ hãng nghiên cứu và tư vấn Eurasia Group, thể hiện các nước châu Âu có tình hình chính trị có vẻ ít ổn định nhất. Đảng cánh hữu và chống người nhập cư ở Slovakia, Pháp, Hà Lan, Đan Mach và Thụy điển đang đòi hỏi có cuộc trưng cầu dân ý của riêng mình.
Nguy cơ ảnh hưởng chính trị trực tiếp từ sự kiện Brexit: Màu sắc đánh dấu đậm dần theo nguy cơ tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về việc đi hay ở lại EU của các nước còn lại trong khối 28 quốc gia Eurasia Group
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.