Cảnh báo sớm sẽ hạn chế bị kiện chống bán phá giá

04/10/2012 16:19 GMT+7

(TNO) Trước thực trạng nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có nguy cơ bị kiện bán phá giá, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm để giúp đỡ doanh nghiệp trong các vụ kiện chống bán phá giá.

(TNO) Từ năm 1994 đến nay, có 32 vụ kiện chống bán phá giá liên quan đến các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam.

Tại hội thảo giới thiệu Hệ thống cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán phá giá đối với mặt hàng đồ gỗ do Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) và Sở Công thương TP.HCM tổ chức tại TP.HCM vào ngày 4.10, ông Trịnh Anh Tuấn - là trưởng nhóm xây dựng hệ thống này - cho biết trước thực trạng nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có nguy cơ bị kiện bán phá giá, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm để giúp đỡ doanh nghiệp trong các vụ kiện chống bán phá giá.

 
Mặt hàng gỗ nội thất VN từng bị kiện chống bán phá giá tại Mỹ vào năm 2008 - Ảnh: Trung Hiếu

Hệ thống cảnh báo sớm này sẽ cập nhật thường xuyên số liệu xuất nhập khẩu từ Tổng cục Hải quan, thương vụ ở nước ngoài, hải quan nước nhập khẩu và lấy thông tin từ các tổ chức quốc tế để đưa ra cơ sở cảnh báo mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có khả năng bị kiện chống bán phá giá.

Đến nay, hệ thống cảnh báo cũng đang đã cập nhật và giới hạn cảnh báo ở 10 ngành hàng xuất khẩu chủ lực (thiết bị điện, nội thất, thủy sản, chất dẻo, cao su, giấy, dệt may, giày dép/da giày, may mặc, linh kiện điện tử) với hơn 1.512 mặt hàng tại năm thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như Mỹ, EU, Canada, Brazil, Úc.

Sắp tới, hệ thống này sẽ cập nhật và cảnh báo thêm các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ.

Số liệu từ Cục Quản lý cạnh tranh cho thấy, từ năm 1994 đến nay, có 32 vụ kiện chống bán phá giá liên quan đến các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam.

Trong đó, có hơn 2/3 số vụ kiện nhằm vào Top 15 mặt hàng xuất khẩu chủ lực; 3/4 vụ kiện nhằm vào các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như Mỹ, EU, Ấn Độ.

Ngoài ra, các vụ kiện thường liên quan đến ngành hàng sử dụng nhiều lao động như thủy sản và da giày…

Ông Tuấn cho biết, thiệt hại mà các vụ kiện chống bán phá giá gây ra rất lớn. Doanh nghiệp bị kiện sẽ tốn rất nhiều chi phí thuê luật sư theo đuổi vụ kiện và xuất khẩu giảm.

Trong trường hợp bị áp thuế bán phá giá thì cơ hội để doanh nghiệp quay lại thị trường hầu như không còn.

Tuy nhiên, nhược điểm của doanh nghiệp Việt Nam là thiếu thông tin, sổ sách tài chính không rõ ràng, không có luật sư riêng và thường bị động trước vụ kiện.

Trung Hiếu

>> Thuế chống bán phá giá cá tra Việt Nam về mức thấp nhất
>> EU bỏ thuế chống bán phá giá giày mũ da: Tính toán mở rộng đầu tư
>> EU bỏ thuế chống bán phá giá giày mũ da VN
>> Bỏ thuế chống bán phá giá đối với xe đạp VN
>> Giày mũ da có thể "thoát" thuế chống bán phá giá
>> Giày VN thoát vụ áp thuế chống bán phá giá ở Canada
>> Tỷ lệ thua kiện chống bán phá giá của VN là 70%
>> ITC duy trì thuế chống bán phá giá với cá tra, basa VN
>> Mỹ xem xét lại thuế chống bán phá giá cá tra VN
>> Không đủ bằng chứng để tiến hành điều tra chống bán phá giá

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.