Cơ hội đầu tư tại Anh và việc đăng ký thương hiệu độc quyền hậu Brexit

14/06/2021 08:00 GMT+7

Sau 47 năm “chung lưng đấu cật”, Anh quốc đã rời EU, mở ra kỷ nguyên mới thời kỳ hậu Brexit, đang thay đổi nền kinh tế Anh với nhiều thủ tục pháp lý về đăng ký thương hiệu độc quyền, theo hướng có lợi cho doanh nghiệp.

Kinh tế Anh sau Brexit sẽ có những biến đổi to lớn khi nước Anh chính thức có thể ký hiệp định thương mại độc lập và linh hoạt với bất kỳ quốc gia nào. Đây là “cơ hội mới, vận hội mới” để nhiều doanh nghiệp quốc tế, trong đó có Việt Nam, nắm bắt cơ hội đầu tư tại “xứ sở sương mù”. Nhằm giải quyết một số khó khăn sắp tới về vấn đề bản quyền và sở hữu trí tuệ, One IBC - tập đoàn chuyên cung cấp dịch vụ đăng ký thương hiệu độc quyền, sẽ giúp doanh nghiệp Việt hiểu rõ ảnh hưởng của Brexit, thời kỳ hậu Brexit và những điều nên làm để đảm bảo công ty hoạt động hiệu quả tại nước ngoài.

Cơ hội mới và tình hình kinh tế Anh hiện nay

Thành viên khối EU đồng ý có luật lệ và thuế đánh vào hàng hóa nước ngoài chung để có thể giao thương tự do trong phạm vi của khối. Mất đi lợi thế này, nền kinh tế nước Anh có nhiều ảnh hưởng nhất định trong thương mại. Công ty tại Anh đang phải thích nghi với những thay đổi trong giấy tờ pháp lý, quy trình an toàn thực phẩm, chi phí, thuế và thậm chí là cấm vận. Các công ty tài chính lớn ở London cũng phải thay đổi cách thức tiếp cận thị trường EU rộng lớn. Theo Hiệp hội các doanh nghiệp, gần 25% các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã phải tạm ngưng giao dịch với EU.
Tuy vậy, nhờ hậu Brexit đã giúp giảm bớt số lượng các đối thủ cạnh tranh thương mại tại Anh. Doanh nghiệp nào đưa ra được giải pháp cho vấn đề này của nền kinh tế nước Anh hay có những sáng tạo để vượt qua rào cản thương mại với châu Âu, sẽ nhanh chóng thâu tóm được các đối tác và khách hàng từ cả hai phía.
Ông Bùi Đức Tuệ, Giám đốc đại diện của One IBC - Tập đoàn cung cấp dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp cho biết: "Hiện có rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam tìm đến One IBC để thành lập công ty tại Anh. Đây là một thị trường tiềm năng nhất thuộc Khu vực Kinh tế châu Âu - European Economic Area (EEA). Theo luật định châu Âu, các công ty ở nước Anh sẽ có thể tự do giao dịch bất kỳ nơi đâu trên lãnh thổ châu Âu mà không có rào cản. Trung bình mỗi ngày doanh nghiệp có thể tiếp cận đến hơn 500 triệu người tiêu dùng trong thị trường châu Âu".
Cảng Southampton, Anh luôn sầm uất và không bao giờ nghỉ ngơi

Cảng Southampton, Anh luôn sầm uất và không bao giờ nghỉ ngơi

Các hiệp định thương mại mới và quan hệ thương mại Việt Nam - Anh quốc đã mở ra nhiều triển vọng to lớn trong việc hợp tác giữa hai nước. Cho đến tháng 1.2021, Chính phủ Anh đã ký các hiệp định duy trì (continuity agreements) với hơn 60 quốc gia. Hiệp định duy trì nhằm giữ lại các thỏa thuận khi Anh còn trong khối EU để tránh phải đàm phán hiệp định mới. Các quốc gia chưa ký kết hiệp định tiếp tục sẽ giao thương theo điều lệ của WTO.
Ngoài ra, Anh cũng đã ngỏ ý muốn gia nhập CPTPP với sự ủng hộ mạnh mẽ từ Việt Nam. Quan hệ thương mại Việt Nam - Anh hiện đang có những bước tiến tốt đẹp, thông qua việc Anh đã ký kết Hiệp định UKVFTA với Việt Nam. Hiệp định UKVFTA là Hiệp định thương mại Việt Nam - Anh quốc nhằm xóa bỏ thuế hải quan. Nhờ đó, Việt Nam sẽ tiết kiệm được 151 triệu đô la và Anh sẽ cắt giảm được 51 triệu đô la khi xuất khẩu.
Các doanh nghiệp thương mại quốc tế sẽ có nhiều cơ hội nhờ vào các hiệp định được ký kết hàng loạt. One IBC luôn mong muốn khách hàng theo dõi kỹ quá trình đàm phán và đăng ký nhãn hiệu thương mại để nắm bắt được cơ hội mới trong thương trường.
Cũng theo ông Bùi Đức Tuệ: “Thành lập công ty tại Anh quốc mang đến rất nhiều lợi thế về thương mại, có thể kể đến như: các thỏa thuận thuế song phương với các nước trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam, nguồn lao động có tay nghề bậc nhất thế giới...”.

Những điều cần biết về đăng ký nhãn hiệu tại Vương quốc Anh hậu Brexit

Các thương hiệu doanh nghiệp đã đăng ký với khối EU từ trước 2021 sẽ tự động được tách thành thương hiệu châu Âu và thương hiệu Anh mà không có bất kỳ thay đổi nào về nội dung hay hạn sử dụng. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cũ vẫn có thể được dùng ở Anh. Không hề có thủ tục đăng ký thương hiệu độc quyền nào cho quá trình này, tuy nhiên phí gia hạn sẽ theo mức của Văn phòng tài sản trí tuệ Anh quốc (UKIPO) thay vì Văn phòng tài sản trí tuệ châu Âu (EUIPO).
Đối với các hồ sơ đang được duyệt, khách hàng phải nộp hồ sơ đăng ký thương hiệu độc quyền riêng cho Anh, hạn chót là ngày 30.9.2021. Nếu hồ sơ đăng ký thương hiệu độc quyền này nộp đúng hạn, mọi nội dung sẽ được giữ nguyên như cũ. Nếu không nộp hồ sơ này, chủ doanh nghiệp phải nộp bộ hồ sơ đăng ký thương hiệu độc quyền lại từ đầu với UKIPO.
Sau Brexit, doanh nghiệp phải giải quyết vấn đề với thương hiệu ở hai phía

Sau Brexit, doanh nghiệp phải giải quyết vấn đề với thương hiệu ở hai phía

Để giải quyết các vấn đề về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài, đặc biệt là châu Âu và Anh quốc, doanh nghiệp nên tìm đến dịch vụ đăng ký thương hiệu độc quyền chuyên nghiệp và uy tín của One IBC. Chuyên gia tư vấn của One IBC sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết mọi thủ tục liên quan đến đăng ký bảo hộ thương hiệu một cách nhanh chóng, nhiệt tình và hiệu quả nhất. Đội ngũ chuyên viên đầy kinh nghiệm của One IBC có thể đáp ứng mọi thắc mắc và hỗ trợ hoàn tất hồ sơ đăng ký thương hiệu độc quyền của mọi khách hàng.
Từ năm 2021, những doanh nghiệp có đăng ký nhãn hiệu tại vương quốc Anh phải bắt buộc có địa chỉ kinh doanh tại Anh (hay Gibraltar và quần đảo Channel). Doanh nghiệp Việt nên thông qua dịch vụ đăng ký thương hiệu độc quyền của One IBC để sở hữu ngay địa chỉ tại Anh với chi phí tiết kiệm nhất.

One IBC Việt Nam

Địa chỉ: Tòa nhà Asia Trade, 507B Huỳnh Tấn Phát, Tân Thuận Đông, Q.7, TP.HCM, Việt Nam.
Hotline: 1800 6758 | Mobile/Zalo/Viber: +84 84877 7768

One IBC Lithuania

Địa chỉ: Lvovo str. 25, Mažoji bure, 15th floor, LT-09320, Vilnius, Lithuania
Hotline: +370 5266 4444 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.