Đại lý thép ‘méo mặt’ vì ôm hàng đầu cơ

15/04/2016 17:18 GMT+7

Nhập thép lúc giá cao để 'găm' hàng, nhiều đại lý đang 'méo mặt' vì giá thép đã giảm so với đợt sốt cao tháng 2, 3.

Nhập thép lúc giá cao để 'găm' hàng, nhiều đại lý đang 'méo mặt' vì giá thép đã giảm so với đợt sốt cao tháng 2, 3.

Hiệp hội Thép cho biết tồn kho vẫn còn hơn 326.000 tấnHiệp hội Thép cho biết tồn kho vẫn còn hơn 326.000 tấn
Đại lý thép Lợi Thơm (thị trấn Phùng, Hà Nội) cho biết, đang lỗ nặng do nhập thép lúc giá cao 12,5 triệu /tấn, nhưng hiện tại giá bán ra chỉ 11 - 11,3 triệu/tấn, lỗ hơn 1 triệu đồng/tấn, tồn hàng nhiều. Chủ đại lý thép Yến Vinh (Hưng Yên) cho biết, đã trót nhập một lô hàng xấp xỉ 100 tấn từ trước, với giá 11,5 triệu đồng/tấn, trong khi giá hiện nay thấp hơn, sức mua mới của dân rất ít.
Hiện tại giá thép xây dựng đã giảm khoảng 10 - 15% so với cách đây 15 - 20 ngày, tương ứng còn khoảng 11,5 triệu đồng/tấn trong khi đợt cao điểm lên tới 12,5 - 12,7 triệu đồng/tấn.
Được biết, trước tết nhiều đại lý phân phối cấp 2 đã nhận đặt hàng của dân ở mức giá trên dưới 10 triệu đồng/tấn, nên đã ôm vào một lượng hàng để đón "sóng", trong khi thị trường xảy ra cơn sốt ảo, làm cho giá thép bị đẩy lên tới 12 - 12,7 triệu đồng/tấn.
Theo ông Nguyễn Văn Sưa, Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), tâm lý muốn gom hàng sau quyết định áp thuế tự vệ tạm thời của Bộ Công thương là một trong những nguyên nhân đẩy lượng thép tiêu thụ tăng cao kỷ lục trong quý 1.2016, trong khi nhu cầu thực của thị trường không có gì đột biến.
Dù lượng thép tiêu thụ mạnh trong quý 1.2016, nhưng tính đến cuối tháng 3.2016, theo VSA, lượng thép tồn kho vẫn còn khoảng 325.000 tấn. Thị trường sẽ có thêm nguồn cung khoảng 1 triệu tấn thép từ một loạt dự án mới được đưa vào vận hành trong năm nay. Theo ông Sưa, điều này cho thấy các doanh nghiệp hoàn toàn đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường nên các đại lý, nhà phân phối không việc gì phải lo ôm hàng tích trữ thép, dẫn đến thua lỗ nặng.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.