Đến năm 2030 sẽ vận hành 10 tổ máy điện hạt nhân

20/02/2014 03:00 GMT+7

Tại hội thảo “Phát triển nhân lực cho chương trình hạt nhân ở Việt Nam”, do Đại học Đà Lạt (Lâm Đồng) tổ chức chiều 19.2, ông Lê Văn Lực, Vụ trưởng Vụ Nhiệt điện và điện hạt nhân (Bộ Công thương), cho biết: “Theo kế hoạch phát triển điện hạt nhân (ĐHN), từ năm 2020 - 2030, dự kiến xây dựng và đưa vào vận hành trên 10 tổ máy ĐHN với tổng công suất khoảng 15.000 - 16.000 MW, chiếm khoảng 10% tổng công suất nguồn điện toàn hệ thống.

Tại hội thảo “Phát triển nhân lực cho chương trình hạt nhân ở Việt Nam”, do Đại học Đà Lạt (Lâm Đồng) tổ chức chiều 19.2, ông Lê Văn Lực, Vụ trưởng Vụ Nhiệt điện và điện hạt nhân (Bộ Công thương), cho biết: “Theo kế hoạch phát triển điện hạt nhân (ĐHN), từ năm 2020 - 2030, dự kiến xây dựng và đưa vào vận hành trên 10 tổ máy ĐHN với tổng công suất khoảng 15.000 - 16.000 MW, chiếm khoảng 10% tổng công suất nguồn điện toàn hệ thống. Các nhà máy ĐHN này đã được quy hoạch xây dựng tại các tỉnh Ninh Thuận, Bình Định, Phú Yên, Hà Tĩnh và Quảng Ngãi. Hiện Chính phủ đang chỉ đạo triển khai đồng thời 3 chương trình lớn cho phát triển ĐHN: xây dựng các văn bản pháp quy về ĐHN; xây dựng kế hoạch và thực hiện chương trình đào tạo phát triển nhân lực; chuẩn bị đầu tư, xây dựng các dự án ĐHN Ninh Thuận…”.

 Đến năm 2030 sẽ vận hành 10 tổ máy điện hạt nhân
Sinh viên ngành kỹ thuật hạt nhân của Trường đại học Đà Lạt sẽ được thực tập tại Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt - Ảnh: G.B

Để thực thi chương trình ĐHN của Chính phủ, phát triển nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu. Hiện nhiều trường đại học trong nước đã tiến hành hợp tác với các đối tác nước ngoài như Nhật, Nga, Pháp, Hàn Quốc để xúc tiến đào tạo chuyên ngành kỹ thuật hạt nhân. Theo PGS-TS Nguyễn Nhị Điền, Phó viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử VN, Viện trưởng Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, công tác đào tạo nguồn nhân lực ĐHN của các trường vẫn còn gặp nhiều khó khăn, do thiếu phòng thí nghiệm, thực nghiệm và thiếu cả giáo viên, bởi lâu nay chủ yếu là đào tạo ngành vật lý hạt nhân, vì vậy cần phải đào tạo thêm công nghệ hạt nhân cho giáo viên. “Tuy nhiên với việc tăng cường trang thiết bị cũng như việc hợp tác với các đối tác nước ngoài, hy vọng công tác đào tạo nguồn nhân lực sẽ thuận lợi hơn, đạt kết quả tốt hơn”, PGS-TS Điền nói.

Cũng theo PGS-TS Nguyễn Nhị Điền, hiện cũng có hàng trăm sinh viên được EVN, Bộ GD-ĐT gửi đi đào tạo ở nước ngoài để chuẩn bị nhân lực cho ĐHN.

Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Lê Văn Lực cho hay năm 2014 có thể làm một số công trình phục vụ thi công, còn việc khởi công chính thức Nhà máy ĐHN Ninh Thuận thì chưa biết thời gian chính xác cụ thể, nhưng dự kiến sau năm 2020, tổ máy đầu tiên mới vận hành. Khi đi vào vận hành thì nhân lực cho mỗi nhà máy lên đến hơn 1.000 người, trong đó có trên 400 kỹ sư.

VN - Hàn Quốc hợp tác đào tạo nhân lực

Sáng 19.2, Đại học Đà Lạt và Tập đoàn thủy điện - ĐHN Hàn Quốc (CRI-KHNP) ký biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực ĐHN (có hiệu lực trong 2 năm). Theo đó, phía CRI-KHNP sẽ chuyển giao 1 bộ simulato (thiết bị mô phỏng hoạt động của lò phản ứng hạt nhân) cho trường sử dụng vào mục đích đào tạo; huấn luyện cán bộ của trường sử dụng và thực nghiệm trên simulato; cung cấp những thông tin về nền công nghiệp hạt nhân Hàn Quốc; hỗ trợ, tạo điều kiện để sinh viên Trường đại học Đà Lạt làm việc tại CRI trong các dự án nghiên cứu và phát triển mà hai bên cùng quan tâm... 

G.B

Gia Bình

>> Minh bạch thông tin về điện hạt nhân với người dân
>> Tạo cú hích nhân lực cho điện hạt nhân
>> An toàn cho điện hạt nhân Ninh Thuận 1, 2 

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.