Nhà đừng thiếu sân

24/08/2011 13:57 GMT+7

(TNTS) Cho dù ở trong điều kiện nhà phố hay biệt thự, căn hộ, đa phần cư dân đều mong mỏi có một khoảng sân riêng. Có thể là sân trước, sân sau hay sân bên… tùy theo điều kiện cụ thể, sân với nhà từ lâu đã trở thành liên kết không thể tách rời về công năng, đồng thời đóng vai trò không nhỏ đến phong thủy nơi cư ngụ. Xem xét và bố trí tương quan hợp lý giữa nhà và sân sẽ giúp kiểm soát tốt hơn khoảng trống đóng vai trò Luân Chuyển Khí này, từ đó đưa ra các cách xử lý phù hợp.

Cũng như cơ thể con người, ngôi nhà trao đổi Dưỡng Khí với môi sinh xung quanh thông qua các Khí Khẩu và Khí Đạo của toàn nhà, cụ thể là nhờ hệ thống cửa và lối dẫn khí cũng như các khoảng trống xung quanh và bên trong nhà. Sân nhà vì thế nên quan niệm chính là khoảng trống của ngôi nhà, khoảng nạp khí cũng như thoát khí, chứ không phải là khoảng lãng phí như mộ số người hay suy nghĩ theo kiểu “tấc đất tấc vàng”. Điều này nếp nhà truyền thống đã xử lý khá cụ thể và tinh tế thông qua các bố cục “trước cau sau chuối”, qua những non bộ, sân vườn, quanh co uốn lượn, vừa che chắn tốt vừa dẫn khí hiệu quả. Ngôi nhà,  khi đó tạo mối quan hệ với sân và con người sống trong toàn thể không gian từ nhà ra sân, chứ không bó hẹp trong các bức tường cố định (hình 1). Dĩ nhiên nhà ở hiện đại, nhà ống, căn hộ chung cư thường không đủ không gian và diện tích bố trí sân, vì vậy, để đảm bảo hài hòa phong thủy, cần lưu ý một số giải pháp sau đây:

 

* Đan xen: Cách nối kết này lấy tư tưởng giao hòa thiên nhiên của triết học Đông phương làm chủ đạo, với lối bố cục phân tán các khu chức năng của ngôi nhà sao cho lẩn khuất, xen kẽ vào thiên nhiên, thậm chí một số chỗ chỉ làm mái và ngăn tối thiểu chứ không vây tường kín mít (như bếp, bàn ăn, chòi nghỉ…). Nghĩa là tận dụng tối đa các khoảng hở dù là ít ỏi để bố trí sân trong, khoảng thông thoáng hay khoảng sắp đặt cây xanh, chứ không chờ đến khi đủ đất rộng mới làm sân. Không gian vừa dựa vào vào bối cảnh của tự nhiên, vừa bổ sung thêm sự sắp đặt nhân tạo. Dĩ nhiên để cân bằng m Dương, phần tiếp xúc trực tiếp thiên nhiên chủ yếu dành cho các hoạt động vào ban ngày, vốn mang tính Dương và Động, kề cận với mặt nước (m - Thủy) và cây xanh, như bàn tiếp khách, nơi thư giãn. Thủ pháp đan xen còn có thể áp dụng khi nhà có tiếp xúc với cây xanh mặt ngoài, có thể “ vay mượn” khoảng thoáng đãng và thiên nhiên bên ngoài đưa vào nhà qua cách mở cửa, sử dụng vật liệu nguồn gốc thiên nhiên như gạch, đá, gỗ… (hình 2).

 
Ảnh: Nguyễn Hưng

* Tập trung:  Khi nhà có sân vườn không đủ rộng hoặc môi trường lân cận chưa đạt lý tưởng (gần đường sá ồn ào hay áp sát nhà bên) thì có thể làm cơ cấu nhà theo dạng khép kín và tạo khoảng sân hướng nội hoàn toàn. Về nguyên lý thì bất kỳ chỗ nào cũng đưa thiên nhiên vào được, nhưng tốt hơn cả là sử dụng sân trong (Thiên Tỉnh) có thể ở khoảng giữa nhà - để đạt Trung Cung thanh tịnh và thông thiên tốt như nhà ống ở phố cổ Hà Nội, Hội An. Với cách này, cần chú ý chống ẩm và thoát nước tốt cho các khoảng trồng cây trong nhà, tránh muỗi và côn trùng xâm nhập. Giải pháp tập trung này cũng cần chọn lọc chất liệu theo Ngũ Hành để bổ sung yếu tố Tương Khắc - Tương Thừa. Ví dụ nhà làm bằng gạch thô nhiều (Thừa Thổ) thì nên bổ sung đồ mây tre gỗ lá (để Mộc Khắc bớt Thổ). Nếu nội thất nhà vốn dùng nhiều gỗ thì Mộc vượng quá dễ sinh Hỏa, cần làm thêm hồ nước trong khoảng sân giữa để có thêm Thủy khắc chế. Ngoài ra, những khoảng ban công, vườn nhỏ trên mái có khoảng lùi để nhìn ngắm (hình 3) cũng là các vị trí kết nối Thiên - Địa - Nhân rất tốt mà trong điều kiện đô thị chật hẹp luôn cần chủ động tạo ra.

KTS Hà Anh Tuấn

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.