Hậu dịch Covid-19: Hộ kinh doanh truyền thống chuyển ‘nguy’ thành ‘cơ’

19/04/2021 12:10 GMT+7

Trải qua những làn sóng dịch Covid-19, trong khi nhiều tiểu thương đang loay hoay với bài toán “tối ưu chi phí” trước tình trạng vắng khách, doanh thu sụt giảm, thì lại có hộ mạnh dạn đầu tư, chuyển “nguy” thành “cơ”theo nhu cầu thị trường.

Năm 2020 là năm khó khăn với tất cả doanh nghiệp do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Hộ kinh doanh may mặc của ông Huỳnh Văn Thành càng thêm chật vật khi sản phẩm không nằm trong nhóm thiết yếu. Lần đầu tiên sau 30 năm, doanh thu giảm sút 50% so với cùng kỳ, trong khi chi phí sản xuất và nhân công không thay đổi.

“Coi như khởi nghiệp lần thứ hai!”

Cuối thập niên 80, ông Thành cùng vợ là bà NguyễnThị Mỹ Duyên rời quê lên phố, gầy dựng cơ nghiệp chỉ bằng “đôi tay may vá”. Sau 3 thập kỷ, Thành Duyên - tên gọi của hai vợ chồng đã trở thành thương hiệu tiên phong, chuyên sản xuất hàng may mặc đồ bộ tole không rút cao cấp tại thị trường Việt Nam và các nước lân cận.
Theo đuổi việc định hình giá trị cho đồ bộ - loại trang phục vốn chỉ gắn liền với miền quê dân dã là điều không dễ, nay lại đứng trước thách thức của thời cuộc; ông Thành vẫn giữ nguyên ánh mắt cương nghị: “30 năm trước, tôi chẳng có gì ngoài đôi tay. Bây giờ tôi có gia đình, nhân viên bên cạnh. Nếu phải bắt đầu lại, tôi xem như khởi nghiệp lần thứ hai!”.

“Không để nhân viên bị mất thu nhập!”

Gần 20 năm gắn bó với ngôi chợ sỉ lâu đời và có thể được xem là lớn nhất khu vực phía Nam, bà Duyên xem An Đông là ngôi nhà thứ 2. Sau một năm bị dịch Covid-19 “càn quét”, không ít tiểu thương tại đây buộc phải cắt giảm nhân sự, thậm chí cho thuê hoặc đóng cửa sạp để giải quyết bài toán sinh tồn. Dù bù lỗ liên tục hơn một năm qua, Thành Duyên vẫn kiên quyết bám trụ, đảm bảo giờ làm, chế độ lương thưởng cho nhân viên.
“Có những ngày không bán được đồng nào, nhưng vẫn phải mở cửa hàng. Mình đóng cửa thì dễ rồi, nhưng nhân viên nghỉ làm thì họ sẽ không còn thu nhập”, bà Duyên tâm tư.
“Mình đóng cửa thì dễ rồi, nhưng nhân viên nghỉ làm thì họ sẽ không còn thu nhập”, bà Duyên tâm tư

“Mình đóng cửa thì dễ rồi, nhưng nhân viên nghỉ làm thì họ sẽ không còn thu nhập”, bà Duyên tâm tư

“Cơ hội để thay đổi”

Ngành hàng tiêu dùng truyền thống vốn phụ thuộc nhiều vào thanh toán tiền mặt, mua bán trực tiếp tại cửa hàng. Tuy doanh thu sụt giảm, giai đoạn giãn cách lại phù hợp để Thành Duyên đầu tư cơ sở vật chất, tái cấu trúc quy mô hoạt động, xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp và nâng cao tiện ích mua sắm để phục vụ khách hàng tốt hơn ngày trở lại.
Thành Duyên là cửa hàng hiếm hoi tại An Đông “khoác” lên chiếc áo mới sau làn sóng dịch bệnh

Thành Duyên là cửa hàng hiếm hoi tại An Đông “khoác” lên chiếc áo mới sau làn sóng dịch bệnh

Thay vì cắt giảm nhân sự, Thành Duyên phát huy tối đa nguồn nhân lực sẵn có, xây dựng đội ngũ chuyên môn cao, đặc biệt là khâu thiết kế và chăm sóc khách hàng. Đây cũng là nền tảng để tiếp cận phân khúc khách hàng thành thị với độ tuổi trẻ trung hơn thông qua hình thức kinh doanh thương mại điện tử.
Tập trung xây dựng đội ngũ chuyên môn cao, đặc biệt là khâu thiết kế và chăm sóc khách hàng

Tập trung xây dựng đội ngũ chuyên môn cao, đặc biệt là khâu thiết kế và chăm sóc khách hàng

Dù trải qua giai đoạn dịch bệnh khó khăn, Thành Duyên vẫn duy trì chất lượng sản phẩm và đảm bảo nguồn cung cho thị trường. Nguồn nguyên liệu vải tole không rút, ít nhăn được đặt dệt với chất lượng cao cấp đi kèm phụ liệu độc quyền, an toàn cho làn da, dù là trẻ nhỏ.Với trang thiết bị tân tiến cùng đội ngũ thợ may lành nghề, mỗi tháng Thành Duyên cung cấp khoảng 60.000 bộ đồ, đáp ứng nhu cầu của hơn 15 tỉnh/thành khu vực phía Nam.
Xưa nay, các chủ hộ kinh doanh truyền thống vốn quen mua bán trực tiếp và chưa “mặn mà” với thương mại điện tử. Riêng Thành Duyên lại nhận thấy một năm “nan nguy” là “cơ hội” chuyển đổi hình thức kinh doanh để tự tin vượt “sóng”, dần dần đón nhận sự yêu mến và tin dùng của khách hàng.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.