Du khách tàu biển gặp nhiều khó khăn khi đến Việt Nam

31/12/2015 07:32 GMT+7

VN chưa có cảng hành khách chuyên dụng tại các địa phương có khách tàu biển ghé qua như TP.HCM, Vũng Tàu, Nha Trang, Đà Nẵng, Huế, Hạ Long.

VN chưa có cảng hành khách chuyên dụng tại các địa phương có khách tàu biển ghé qua như TP.HCM, Vũng Tàu, Nha Trang, Đà Nẵng, Huế, Hạ Long.

Tại Hội nghị tổng kết công tác ngành du lịch năm 2015 do Bộ VH-TT-DL tổ chức hôm qua (30.12), ông Võ Anh Tài, Tổng giám đốc Công ty dịch vụ lữ hành Saigontourist, cho biết ngày càng xuất hiện nhiều hơn những hãng tàu có hành trình đến VN theo mùa và định tuyến; sức chở của các tàu cũng lớn hơn (có tàu chở tới 4.500 khách); ghé nhiều cảng hơn và neo đậu lại cảng lâu hơn. 
Thế nhưng, VN chưa có cảng hành khách chuyên dụng tại các địa phương có khách tàu biển ghé qua như TP.HCM, Vũng Tàu, Nha Trang, Đà Nẵng, Huế, Hạ Long. Tàu đưa khách vào vẫn phải sử dụng cảng hàng hóa hoặc cảng container. Do đó, không có các tiện ích dành cho du khách như quầy đổi tiền, nhà hàng, cửa hàng miễn thuế, khu giải trí... Một số cảng không thể tiếp nhận tàu lớn nên phải neo đậu ngoài xa và phải trung chuyển khách vào bờ, không đảm bảo an toàn.
Đặc biệt, theo luật Xuất nhập cảnh 2015, thủ tục giải quyết xuất nhập cảnh đối với khách tàu biển có nhiều khó khăn. Hãng tàu phải mất nhiều thời gian cho việc chuẩn bị đơn xin cấp thị thực có dán hình khách, nhất là những tàu chở tới 3.000 - 4.000 khách. Đa phần những khách này lên tàu ở cảng liền trước khi đến VN và hãng tàu chỉ có 24 - 36 giờ để chuẩn bị toàn bộ các giấy tờ có liên quan đến thủ tục xuất nhập cảnh. “Chính phủ xem xét có chính sách cảng phí ưu đãi cho những hãng tàu đưa khách vào VN định tuyến, tối thiểu 2 chuyến/tuần; cho phép hãng tàu được hoạt động vui chơi giải trí có sẵn trên tàu khi đang neo đậu tại cảng VN; miễn thị thực cho khách tàu biển đến VN từ những thị trường tiềm năng”, ông Tài đề xuất.
Theo Tổng cục Du lịch, năm 2015 VN đón 170.000 lượt khách tàu biển quốc tế; tính chung VN đón tổng cộng 7,9 triệu khách quốc tế, tăng 0,9% so năm ngoái và dự kiến thu hút 8,5 triệu khách vào năm 2016. Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL Hoàng Tuấn Anh nhấn mạnh: “Mục tiêu đến năm 2020 du lịch VN sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, nhưng muốn làm được điều này phải chấn chỉnh lại an ninh trật tự. Bởi chẳng có ai muốn đến những nơi có an ninh trật tự không đảm bảo”.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.