Kênh tiêu thụ nông sản đạt chứng nhận GAP còn mang tính chuyên biệt

14/12/2012 19:15 GMT+7

(TNO) Ngày 14.12, tại lễ công bố trang web VietGAP (địa chỉ vietgap.gov.vn) được tổ chức ở TP.HCM, Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) cho biết trong năm 2012, chỉ riêng các tỉnh phía Nam, tổng diện tích được chứng nhận GAP (thực hành nông nghiệp tốt) đạt trên 110.000 ha, trong đó cà phê có khoảng 100.000 ha được chứng nhận 4 C, UTZ Certified; 453 ha ca cao được chứng nhận UTZ Certified; 400 ha lúa được chứng nhận GlobalGAP và hàng trăm ha rau được chứng nhận VietGAP.

(TNO) Ngày 14.12, tại lễ công bố trang web VietGAP (địa chỉ vietgap.gov.vn) được tổ chức ở TP.HCM, Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) cho biết trong năm 2012, chỉ riêng các tỉnh phía Nam, tổng diện tích được chứng nhận GAP (thực hành nông nghiệp tốt) đạt trên 110.000 ha.

Trong đó, có khoảng 100.000 ha cà phê được chứng nhận 4 C, UTZ Certified; 453 ha ca cao được chứng nhận UTZ Certified; 400 ha lúa được chứng nhận GlobalGAP và hàng trăm ha rau được chứng nhận VietGAP.

Đối với cây ăn quả, có gần 7.000 ha/18.600 ha thanh long của tỉnh Bình Thuận đã được chứng nhận VietGAP; riêng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) còn có gần 300 ha mô hình cây ăn quả khác được chứng nhận VietGAP, GlobalGAP đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, bước đầu góp phần quảng bá, nâng cao thương hiệu trái cây Việt Nam.

Tuy nhiên, theo Cục Trồng trọt, tính đến thời điểm này, diện tích cây ăn trái được chứng nhận đạt chuẩn GAP ở VN nói chung và khu vực ĐBSCL nói riêng chưa nhiều, và hiện ĐBSCL chỉ có khoảng 0,14% diện tích được chứng nhận sản xuất quy trình GAP, nhiều mô hình rất thành công, nhưng cũng có mô hình chưa đạt được kết quả như mong đợi.

Ngoài ra, bởi diện tích sản xuất manh mún, nhỏ lẻ nên việc áp dụng quy trình VietGAP và GlobalGAP là cực kỳ khó khăn, cộng thêm vào đó là chi phí tăng cao nên phần lớn mới dừng lại ở mức mô hình, trong khi đó chính sách Nhà nước chưa đủ mạnh để khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư áp dụng VietGAP. Bên cạnh đó, nhận thức về an toàn thực phẩm của người dân chưa cao và người dân vẫn chưa có thói quen trả thêm tiền cho các hàng hóa có chất lượng cao.

Cũng theo Cục Trồng trọt, do kênh tiêu thụ nông sản GAP mang tính chuyên biệt nên có trường hợp người cần mua hàng đạt chuẩn GAP nhưng không biết mua ở đâu, còn người có muốn bán lại không biết bán ở chỗ nào…

Quang Thuần

>> Chỉ có 0,14% diện tích cây ăn trái được chứng nhận GAP
>> Năm 2013, xuất khẩu gạo sẽ gặp nhiều khó khăn
>> Chuyên gia Mỹ giúp phát triển chuỗi thực phẩm an toàn
>> 4/5 loại thực phẩm của bánh mì Đồng Tiến nhiễm vi sinh vượt mức
>> An toàn vệ sinh thực phẩm tại 100 trường học

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.