Khi năng suất đồng hành cùng chất lượng

27/12/2012 05:00 GMT+7

Với sự hỗ trợ thiết thực của FrieslandCampina Việt Nam (FCV) từ chương trình Phát triển ngành sữa, năng suất và chất lượng sữa của hơn 3000 nông hộ và trang trại giao sữa cho Cô Gái Hà Lan đã và đang tăng trưởng rất tích cực, góp phần đáp ứng tốt nhu cầu trong nước, giảm nhập khẩu.

Chất lượng và vệ sinh nguồn sữa tươi của nông dân trong chuỗi cung ứng của FrieslandCampina tại Việt Nam hiện đã vươn lên hàng đầu khu vực Đông Nam Á, góp phần tạo ra những sản phẩm chất lượng cao cho người tiêu dùng. 

Tăng năng suất, sản lượng và hiệu quả

Năm 2012, FrieslandCampina Việt Nam đã thu mua được gần 70.000 tấn sữa tươi, chiếm một phần tư lượng sữa tươi sản xuất tại Việt Nam, tăng gần 10.000 tấn (13%) so với năm 2011, từ hệ thống hơn 3.000 trang trại, nông hộ tại Việt Nam, do công ty chọn lọc, kiểm định, ký hợp đồng thu mua, huấn luyện, và kiểm tra giám sát, với đàn bò trên 30.000 con. Năng suất sữa bình quân của các hộ đã tăng liên tục, từ 11,4 kg/bò vắt sữa/ngày trong năm 2005 đã lên đến 13,2kg/bò vắt sữa/ngày trong năm 2011, tất cả đều có chất lượng tốt, bán được giá cao.

Nhờ đó, cùng với việc nâng cao khả năng quản lý nông trại, tiết kiệm chi phí, hiệu quả chăn nuôi và mức thu nhập của người nông dân nuôi bò sữa trong hệ thống của FrieslandCampina Việt Nam cũng tăng theo. Chỉ trong giai đoạn từ năm 2006 - 2012,  mức lợi nhuận trên chi phí của các nông hộ này đã tăng từ 2,9%- 9,9% đến 22% (với các trại nhỏ có dưới 10 con bò), thậm chí đến lên 28% (với các trang trại có trên 40 con bò).


Một trong những lớp tập huấn kỹ thuật cho nông dân nuôi bò sữa do Cô Gái Hà Lan thường xuyên tổ chức - Ảnh: Hồng Giang

Nâng cao chất lượng và vệ sinh nguồn sữa tươi

Không chỉ tăng về sản lượng, chất lượng và vệ sinh nguồn sữa tươi của nông dân trong chuỗi cung ứng của FrieslandCampina Việt Nam cũng đã được nâng cao một cách rõ rệt và hiện đã vươn lên hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Chỉ tiêu tổng tạp trùng trong sữa tươi nguyên liệu hiện đã đạt được mức dưới 300,000 cfu/ml. Việc áp dụng mô hình “Thực hành chăn nuôi bò sữa tốt” theo khuyến cáo của FAO (Good Dairy Farming Practices – GDFP), cùng hệ thống kiểm soát và đảm bảo chất lượng sữa tươi được thiết lập dựa trên nền tảng ISO 22000, với những công cụ kiểm soát chặt chẽ, xuyên suốt trong chuỗi thu mua sữa (từ trang trại đến nhà máy) đã giúp nông dân ngày càng nâng cao khả năng tự kiểm soát chất lượng, sản lượng và sản xuất ra sữa tươi an toàn, chất lượng cao.

Tạo lập giá trị chung

Những thành quả trên có sự đóng góp to lớn của chương trình Phát triển ngành sữa mà Cô Gái Hà Lan đã xây dựng và phát triển trong suốt 16 năm qua. Với mục tiêu là hỗ trợ nông dân chăn nuôi bò sữa phát triển bền vững, đến nay, công ty đã đầu tư trên 15 triệu USD cho chương trình Phát triển ngành sữa bền vững, với đội ngũ kỹ sư, bác sĩ thú y, cán bộ kỹ thuật chuyên nghiệp và kiến thức kinh nghiệm được chuyển giao từ hơn 135 năm trong ngành chăn nuôi bò sữa tại Hà Lan của tập đòan sữa hàng đầu thế giới FrieslandCampina.

Không chỉ giúp tạo ra một nguồn cung nguyên liệu sữa tươi ổn định, chất lượng cao, góp phần tạo ra những sản phẩm chất lượng cao cho người tiêu dùng, chương trình còn đang từng bước góp phần giúp nông dân “nâng cao trình độ sản xuất ngang bằng các nước tiên tiến trong khu vực, xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao” theo  tinh thần Nghị quyết 26-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương khóa X về “nông nghiệp, nông dân và nông thôn”. Chương trình đã được Mark Kramer, giáo sư Đại học Harvard, cha đẻ của thuyết “Tạo lập giá trị chung” đánh giá là “một điển hình xuất sắc, là hình mẫu tiên phong của việc tạo lập giá trị chung cùng cộng đồng tại Việt Nam”.

Q.H

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.