Không cần đến Shark Tank, bạn vẫn có thể trở thành nhà đầu tư của chính mình

22/12/2017 08:00 GMT+7

Gần đây, “gọi vốn” đang dần trở thành một khái niệm quen thuộc trong giới kinh doanh Việt Nam.

Có được ưu thế nguồn vốn lớn và sự hỗ trợ nhiệt tình của các cổ đông, gọi vốn được xem là cứu cánh của không ít các startup trẻ. Tuy nhiên, hành động này có thực sự tốt trong mọi tình huống?
Với các startup trẻ giàu nhiệt huyết và ý tưởng nhưng chỉ có một “hầu bao” hạn chế, việc kêu gọi được nguồn tiền và kinh nghiệm lớn từ các nhà đầu tư chuyên nghiệp có thể xem là một sự khởi đầu tuyệt vời. Người ta có thể dễ dàng kể ra lợi thế của hoạt động này như: “nguồn vốn khổng lồ”, “sự chống lưng từ các nhà đầu tư lớn”, “sở hữu ngay nguồn đối tác chiến lược trung thành”, “lợi dụng được kinh nghiệm, hệ thống phân phối, thị trường của nhà đầu tư”…
Tuy nhiên, mọi vấn đề đều có hai mặt.
Đã có không ít mô hình khi nhận được khoản đầu tư khổng lồ một thời gian thì lại mất trắng do đồng vốn không được sử dụng đúng mục đích. Mặt khác, sự bất đồng quan điểm giữa nhà sáng lập và nhà đầu tư cũng khiến công ty đi vào khủng hoảng. Hai vấn đề quan trọng thường bị các startup trẻ nhận định sai lầm về khoản đầu tư “vàng” này bao gồm:
Thứ nhất, tìm kiếm nhà đầu tư đồng chí hướng rất tốn thời gian
Không như những gì bạn thấy trên truyền hình, gọi vốn thực ra là một hành trình dài kỳ. Cho dù sở hữu một kế hoạch kinh doanh tươi sáng, vẫn có rất ít cơ hội để bạn gọi vốn thành công từ lần đầu tiên. Nếu quyết định gọi vốn, bạn cần nghiêm túc nhìn nhận hành động này như một khâu trong quá trình kinh doanh vì việc tìm kiếm và tiếp cận các nhà đầu tư tiềm năng sẽ chiếm rất nhiều thời gian của bạn.
Với tư cách là founder (nhà sáng lập), bạn là người phù hợp nhất để đi bán ý tưởng của mình cho nhà đầu tư. Song, nên nhớ rằng nhà đầu tư không phải khách hàng duy nhất của bạn. Trước mắt, họ đem tiền đến cho bạn nhưng thực tế, người đem đến lợi nhuận cho bạn chính là khách hàng. Cần cân nhắc kỹ lưỡng thời gian của mình đầu tư cho từng công đoạn kinh doanh, bạn sẽ dành thời gian đó để xây dựng sản phẩm, bán nó cho người dùng hay đi thuyết trình gọi vốn? Đừng như một số startup trẻ, cứ mãi loay hoay với giấc mơ gọi vốn để rồi sau vài lần thất bại ngoài dự tính, họ mất hết nhiệt huyết và bỏ đi giấc mơ kinh doanh tuyệt vời của mình.
Thứ hai, vội vàng gọi vốn khiến nhiều startup mất quyền kiểm soát công ty
Khi còn là một startup trẻ với khao khát được thực hiện ước mơ kinh doanh, không ít founder đã dễ dàng gật đầu với các điều khoản do nhà đầu tư đơn phương đưa ra. Tuy nhiên, nên nhớ rằng, phía nhà đầu tư luôn có hệ thống luật sư chuyên nghiệp hỗ trợ, họ có những bộ hợp đồng mẫu soạn trước với điều khoản an toàn cho người cấp vốn.
Đứng trước nhà đầu tư, các founder cần hiểu mình có tư cách đàm phán ngang hàng, nên có sự cân nhắc kỹ lưỡng, thậm chí có luật sư hỗ trợ trước khi đồng ý nhận vốn. Các điều khoản pháp lý cần lưu ý khi đàm phán hợp đồng nhận vốn bao gồm:
– Quyền thông tin
– Điều khoản chống pha loãng đầu tư
– Thứ tự ưu tiên thoái vốn
– Cam kết cổ đông sáng lập
– Trách nhiệm startup sau khi nhận đầu tư
– Tiến độ thanh toán (và quyền tương ứng theo đó).
Tuy nhiên, điều này thực sự không dễ khi bạn đang khát vốn và đứng trước cơ hội nhận được một khoản tiền khổng lồ. Để tránh trường hợp này, một lời khuyên cho các startup là nếu bạn đã có một kế hoạch kinh doanh hoàn hảo, chiến lược dự phòng rủi ro vững chắc, việc chủ động thu hút các nguồn vốn khả thi, từ các kênh đầu tư phù hợp sẽ giúp bạn tự chủ về tài chính và tự lập trong quyết định kinh doanh. Nếu tìm hiểu kỹ thị trường vốn vay, bạn có thể nắm được những cơ hội giá rẻ. Đơn cử như gói tín dụng Tết Mậu Tuất 2018 vừa được BIDV - “ông lớn” ngành ngân hàng áp dụng với thời hạn vay linh hoạt, lãi suất ưu đãi chỉ từ 6,9%/năm đối với các khoản vay dưới 6 tháng và từ 7,2%/năm đối với các khoản vay từ 6 tháng đến 11 tháng (lãi suất thực tế áp dụng theo từng chi nhánh BIDV). Đây là một chi phí khá thấp nếu so sánh với tỷ suất lợi nhuận và quyền lợi mà các nhà đầu tư thường đòi hỏi khi góp vốn.
Gói tín dụng phục vụ nhóm khách hàng cá nhân, hộ gia đình kinh doanh với quy mô lên đến 15.000 tỉ đồng của BIDV đang gây nhiều chú ý với giới startup Việt
Gói tín dụng phục vụ nhóm khách hàng cá nhân, hộ gia đình kinh doanh với quy mô lên đến 15.000 tỉ đồng của BIDV đang gây nhiều chú ý với giới startup Việt
Thậm chí, khi tham gia vay sản xuất kinh doanh trong thời gian này, bạn sẽ được tham gia nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn từ các sản phẩm dịch vụ khác như ngân hàng điện tử, bảo hiểm… để quản lý hiệu quả tài khoản cá nhân. Đây thực sự là những quyền lời khác biệt giữa việc chấp nhận bất lợi khi gọi vốn từ nhà đầu tư và trực tiếp vay vốn, hưởng ưu đãi khi là khách hàng của các nhà băng.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.