Môi trường kinh doanh Việt Nam tăng 3 bậc lên vị trí 90

28/10/2015 16:28 GMT+7

(TNO) Ngân hàng Thế giới hôm nay 28.10 công bố Báo cáo môi trường kinh doanh 2016 - Đo lường chất lượng và hiệu quả, trong đó xếp hạng Việt Nam ở vị trí 90, tăng 3 bậc so xếp hạng năm ngoái (93).

(TNO) Ngân hàng Thế giới hôm nay 28.10 công bố Báo cáo môi trường kinh doanh 2016 - Đo lường chất lượng và hiệu quả, trong đó xếp hạng Việt Nam ở vị trí 90, tăng 3 bậc so xếp hạng năm ngoái (93).

Việt Nam thực hiện nhiều biện pháp cải cách môi trường kinh doanh nhất trong khu vực - Ảnh: D.Đ.MinhViệt Nam thực hiện nhiều biện pháp cải cách môi trường kinh doanh nhất trong khu vực - Ảnh: D.Đ.Minh
Có tổng cộng 13 trong số 25 nền kinh tế khu vực Đông Á - Thái Bình Dương đã thực hiện ít nhất một biện pháp cải cách thuận lợi hóa kinh doanh trong năm vừa qua. Tập trung nhiều nhất vào khởi nghiệp, đóng thuế và không có biện pháp cải cách nào được thực hiện trên lĩnh vực cấp phép xây dựng, bảo vệ nhà đầu tư thiểu số và thực thi hợp đồng.
Trong đó, Việt Nam thực hiện 5 biện pháp cải cách, nhiều nhất trong khu vực, tiếp sau là Hồng Kông (4), Indonesia (3). Các biện pháp cải cách của Việt Nam là thuận lợi hóa khởi nghiệp bằng cách giảm thời gian xin cấp và khắc con dấu; người vay được bảo đảm quyền kiểm tra thông tin về tín dụng của mình và văn phòng tín dụng cũng mở rộng diện thu thập thông tin về người vay, qua đó tăng cường hệ thống thông tin tín dụng. Nhờ vậy diện đối tượng vay vốn đã được mở rộng tương đương một số nước thu nhập cao, và các doanh nghiệp nhỏ tại Việt Nam có quá trình trả nợ tốt sẽ dễ vay vốn hơn do các tổ chức tín dụng dễ xác minh độ khả tín của họ hơn.
Trong khi đó, Myanmar đã đạt được thành tích cải cách tốt nhất trên thế giới trong lĩnh vực gỡ bỏ đòi hỏi về vốn tối thiểu đối với doanh nghiệp trong nước và hoàn thiện thủ tục thành lập doanh nghiệp, qua đó giúp các doanh nghiệp nhỏ tiết kiệm thời gian và chi phí.
Tại Brunei, nơi cũng tiến hành cải cách thủ tục thành lập doanh nghiệp, thời gian trung bình để thành lập một doanh nghiệp mới giảm xuống còn 14 ngày, so với năm ngoái là 104 ngày. Kết quả đó đạt được là nhờ cải tiến dịch vụ đăng ký online và đơn giản hóa các thủ tục trong và sau khi đăng ký.
Đây làm năm thứ 10 liên tiếp Singapore xếp hạng nhất trong bảng xếp hạng về môi trường kinh doanh hằng năm của Ngân hàng Thế giới. Trong nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu có New Zealand (thứ 2), Hàn Quốc (4), Đặc khu Hồng Kông (5), Đài Loan (11), Úc (13) và Malaysia (18).
Nhưng ngay cả khi các nước trong khu vực đang tiệm tiến dần đến các thông lệ tốt nhất về quy chế quản lý thì nhiều thách thức vẫn tồn tại, nhất là trong lĩnh vực giải quyết tình trạng mất khả năng thanh toán, thực thi hợp đồng và đăng ký tài sản. Trong lĩnh vực đăng ký tài sản, tại khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, người dân phải mất trung bình 74 ngày mới hoàn thành một vụ chuyển nhượng tài sản, trong khi mức bình quân toàn cầu là 48 ngày.
Trong năm lĩnh vực đã có tiến bộ dưới đây, các nước trong khu vực vẫn có thể cải thiện tình hình hơn nữa, đó là: xin giấy phép xây dựng, cung cấp điện, thực thi hợp đồng, đăng ký tài sản và buôn bán qua biên giới.
Như vậy, với vị trí 90, ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam xếp trên Indonesia (109), Philippines (103), Campuchia (127), Lào (134), Myanmar (167), Đông Timor (173), nhưng sau Singapore (1), Malaysia (18), Thái Lan (49), Brunei (84).
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.