Thấp thỏm cùng hoa tết

04/01/2017 15:37 GMT+7

Miền Trung năm nay thời tiết thất thường. Lũ lụt vừa đi qua thì tiếp theo mưa gió dầm dề kéo dài khiến cho người trồng hoa cảnh cứ thấp thỏm, đứng ngồi không yên…

Những năm trước, vào thời điểm này, các làng hoa cảnh Vân Dương (xã Hòa Liên, H.Hòa Vang), làng hoa Bình An (Q.Hải Châu) của TP.Đà Nẵng đã bắt đầu nhộn nhịp. Nhưng năm nay, đi đến đâu cũng gặp không khí ảm đạm của các nhà vườn, khi hoa cảnh dù được đầu tư, kỳ vọng hơn năm ngoái nhưng cuối cùng chỉ còn trụ được một nửa.

tin liên quan

Hồi hộp hoa Tết
Phường An Phú Đông (Q.12, TP.HCM) là nơi trồng hoa lớn ở TP.HCM. Hàng trăm hộ trồng hoa nơi đây đang khóc ròng vì hoa mai nở sớm; riêng hoa các loại hoa sứ, lan, cúc vạn thọ, hướng dương, sống đời, mồng gà… thì lại lo nở muộn, không trúng ngay dịp tết.
Tại TP.Hội An, ngoài việc kinh doanh buôn bán thường ngày, thì nghề trồng hoa tết còn được xem là nghề thu nhập chính. Thế nhưng để có một mùa hoa tết bội thu lại là chuyện không phải dễ dàng. Năm nay do mưa lớn kéo dài, hàng chục ngàn chậu hoa cúc tết bị hư hại, nụ không nở, công sức cả năm trời của người trồng hoa dường như đổ sông đổ biển.
Ly là loài hoa dễ trồng, dễ chăm sóc, lại có giá trị cao nên hầu khắp vườn nào cũng đầu tư từ vài trăm đến vài nghìn củ ly trồng bán tết. Nhưng chuỗi ngày mưa kéo dài đến 2 tháng liền khiến hoa ly ở các vườn hư hại đến gần 70%. Chỉ tay vào vườn ly mấy trăm chậu còi cọc, vừa bị quắn lá, vừa thối đọt do mưa, ông Lê Thành Nhi (thôn Vân Dương 1, xã Hòa Liên, H.Hòa Vang) rầu rầu cho biết, ông đầu tư 1.000 củ ly giờ chỉ còn chưa được một nửa. Trong khi đó, số còn lại cũng chưa nói trước được có trổ hoa đúng dịp tết hay không. Riêng cúc thì hư hại đến hơn 30%. P.Cẩm Châu (TP.Hội An) được xem là nơi trồng nhiều hoa cúc tết nhất, toàn phường có hơn 200 hộ trồng hoa cúc với trên 30.000 chậu, tập trung tại khu vực khối Sơn Phô 1, Sơn Phô 2 và An Mỹ. Tại đây, nhiều người dân đang hối hả phun thuốc kích thích để hoa gượng dậy sau đợt mưa lũ kéo dài. Tuy nhiên, theo một số người dân, dù phun thuốc liên tục, vẫn không khả quan vì sau khi phun thuốc xong trời lại đổ mưa, đây cũng là nguyên nhân khiến cho sâu bệnh phát triển nhanh.
Hộ ông Phạm Hùng thôn Vân Dương 1 cũng gần như trắng tay với số ly, cúc đầu tư. Theo ông Hùng, năm nay thời tiết không thuận. Mưa kéo dài lại trúng ngay giai đoạn cây đang phân hóa mầm nên suy sớm, chậm phát triển và dễ bệnh. Đã vậy, mưa dầm dề nhiều tháng liền khiến các loại nấm bệnh sinh sôi, phát triển mạnh như nấm đốm lá, nở cổ rễ, nứt thân… “Các nhà vườn phải đầu tư công sức, phân thuốc gần 3-4 lần mới mong giữ được một nửa vườn. Công sức 5-6 tháng trời, coi như đổ sông đổ biển, giờ chỉ ráng gỡ lại phần nào số vốn đầu tư”, ông Hùng nói.
Bà Trần Thị Hồng, Chủ tịch Hội Nông dân P.Cẩm Châu xác nhận hiện trên địa bàn có hơn 15.000 chậu hoa của bà con nông dân bị hư hại hoàn toàn. Số lượng hoa bị thiệt hại nhiều nhất là hoa cúc với hơn 10.000 chậu. Bên cạnh đó, các loại hoa khác như mai dạ thảo, sao băng... được nhà dân trồng trong nhà ươm cũng bị chết hàng loạt. “Từ nay đến tết Nguyên đán 2017 còn gần một tháng nữa, nếu thời tiết ấm hơn và bớt mưa thì mới hy vọng cúc, ly và các loại khác kịp trổ hoa. Còn cứ mưa thế này thì chưa trổ được hoa đã phải chật vật chống chọi với đủ kiểu bệnh và các loại nấm. Nhưng sợ nhất vẫn là rầy đỏ, loại này rất độc, chỉ cần chập vào nụ hoa là coi như bỏ luôn”, bà Nguyễn Thị Đãi, một người trồng hoa lâu năm ở làng hoa Bình An cho biết.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.