Thẻ tín dụng: Dùng thì 'khổ' mà bỏ không xong

15/04/2015 08:00 GMT+7

(TNO) Khi mời khách hàng làm thẻ ATM, tín dụng…, các ngân hàng cử nhân viên săn đón, đến tận nhà nâng niu chăm sóc. Làm xong rồi, không ít nhà băng “đẻ” ra đủ các loại thủ tục để trói chân, chặt chém phí và hành cho các thượng đế của mình... "nhừ tử".

(TNO) Khi mời khách hàng làm thẻ ATM, tín dụng…, các ngân hàng cử nhân viên săn đón, đến tận nhà nâng niu chăm sóc. Làm xong rồi, không ít nhà băng “đẻ” ra đủ các loại thủ tục để trói chân, chặt chém phí và hành cho các thượng đế của mình... "nhừ tử".

Hanh-khach-hang-ATMNgười dùng thẻ rất dễ bị rơi "bẫy" lãi suất - Ảnh: Ngọc Thắng

Vật vã khóa thẻ

Anh Vũ Văn Tuấn (trú tại đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ, trước khi làm thẻ tín dụng visa hạng vàng, ngân hàng Australia và New zealand (ANZ) cử nhân viên đến tận cơ quan tư vấn, chăm sóc. Anh chỉ cần ngồi một chỗ, cung cấp thông tin cá nhân, còn lại tất tần tật mọi thứ được phục vụ tận răng. Với các bước làm thủ tục hỏa tốc, chỉ trong thời gian ngắn, thẻ làm xong và trao tận tay.

Tuy nhiên, sau một thời gian không có nhu cầu sử dụng, anh Tuấn muốn khóa thẻ, gọi lên tổng đài thì bị "hành" đủ các thủ tục: báo mã pin nhận diện, báo ngày giao dịch gần nhất, số tiền, địa chỉ; số dư… “Một ngày tôi chi tiêu, mua bán các loại hàng hóa làm sao nhớ được giao dịch cách đây ba, bốn tháng mà báo. Cái đó họ có thể hoàn toàn tra trên hệ thống làm sao lại cứ phải đòi hỏi vô lý như vậy”, anh Tuấn bức xúc. Trong những thông tin trên, nếu quên thông tin nào, khách hàng buộc phải đến văn phòng ở khu vực hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) của ngân hàng để làm thủ tục cắt dịch vụ.

Vẫn theo anh Tuấn, ngân hàng cố tình làm khó dễ vì thực tế chỉ cần báo thông tin số thẻ, số chứng minh thư, ngày sinh, hạn mức thẻ, số điện thoại di động là đủ để chấm dứt dịch vụ.

Cách làm như vậy không chỉ có ở ANZ mà rất nhiều nhà băng lớn, đặc biệt khối ngoại đang làm để “trói” chân khách hàng. Đơn cử tại ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải (HSBC), anh Nguyễn Tuấn Việt (quận Ba Đình, Hà Nội) cho biết, khi mở thẻ thì nhân viên đến tận nơi làm hộ còn muốn khóa thì bị bắt lên tận chi nhánh xa tít tắp để tự làm. “HSBC không cho khóa thẻ qua tổng đài, họ bắt lên tận chi nhánh khai hợp đồng và đủ các thông tin để khóa thẻ”, anh Việt cho biết.

Nguyên nhân các ngân hàng gây phiền hà cho khách hàng, theo các chuyên gia, là để giữ thị phần thẻ, "trói" chân khách hàng và thu phí thường niên. Bởi mỗi 1 năm phí duy trì tài khoản của khách hàng tùy theo loại thẻ cũng trên dưới cả triệu đồng chứ không ít. Như tại HSBC, phí thường niên thẻ Visa Bạch kim 1,2 triệu đồng, thẻ Vàng là 600.000 đồng…

“Chém” phí vô lý

Chị N.B.Đ.N (Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết khi sử dụng thẻ bất cứ lúc nào khách hàng không để ý là biến thành con nợ với lãi suất phạt vừa cao vừa vô lý. Ngân hàng cấp hạn mức thẻ tín dụng cho chị hơn 60 triệu đồng, nhưng khi thanh toán thì hệ thống vẫn chấp nhận thanh toán vượt hạn mức. Đến tháng chị thanh toán hóa đơn lại thấy phát sinh thêm phí vượt hạn mức. “Như vậy thì khác gì ngân hàng lừa khách hàng”, chị N nói.

Cũng chiêu trò này, theo chị N. có tháng tiêu xài vừa đúng hạn mức được cấp, tuy nhiên, tháng đó ngân hàng cộng phí thường niên lên thành ra cả số tiền lại bị vượt hạn mức rồi bị tính lãi suất phạt, lãi suất vay tổng cộng lên tới 30 - 40%/năm. “Thẻ tín dụng là con heo vàng của ngân hàng nhưng là một con dao lam hai lưỡi đối với khách hàng”, chị N. cảnh báo.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.