TP.HCM kiến nghị sớm thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị

10/12/2013 19:06 GMT+7

(TNO) Ngày 10.12, UBND TP.HCM đã có tờ trình gửi Thủ tướng chính phủ về Dự án Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.

(TNO) Ngày 10.12, UBND TP.HCM có tờ trình gửi Thủ tướng chính phủ về Dự án Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.

Theo đó, tổ chức lãnh thổ hệ thống đô thị bao gồm khu đô thị trung tâm của thành phố là khu vực trung tâm hiện hữu gồm quận 1, quận 3, một phần quận 4, quận Bình Thạnh (930 ha) và khu đô thị mới Thủ Thiêm (737 ha).

Thành phố sẽ mở rộng và phát triển theo các hướng: hướng chính phía đông (hành lang phát triển là tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây và dọc tuyến xa lộ Hà Nội phát triển các khu đô thị mới); hướng chính phía nam (hành lang phát triển là tuyến Nguyễn Hữu Thọ, phát huy thế mạnh đặc thù sông nước với mật độ xây dựng thấp, không làm giảm diện tích mặt nước phục vụ cho tiêu thoát nước của thành phố); hướng phụ phía tây - bắc (hành lang phát triển là tuyến quốc lộ 22, còn gọi là xa lộ Xuyên Á); hướng phụ phía tây, tây - nam (hành lang phát triển là tuyến Nguyễn Văn Linh).

Dự án cũng đề ra nhu cầu tổng vốn đầu tư xã hội giai đoạn 2011 - 2015 ước từ 1,3 - 1,4 triệu tỉ đồng, trong đó vốn từ ngân sách nhà nước chiếm khoảng 12%; giai đoạn 2016 - 2020 từ 2,7 - 3 triệu tỉ đồng, trong đó vốn ngân sách nhà nước chiếm khoảng 10%; giai đoạn 2021 - 2025 từ 5 - 5,6 triệu tỉ đồng, trong đó vốn ngân sách nhà nước chiếm khoảng 8%.

Thành phố kiến nghị Chính phủ, Bộ ngành Trung ương cho phép thành phố thực hiện một số cơ chế đặc thù hoặc thí điểm để vận dụng thực hiện nếu trong quá trình triển khai thực hiện (các nội dung của quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt) có những cơ chế chính sách phát sinh chưa được quy định.

Bên cạnh đó, thành phố còn kiến nghị cho phép sớm thí điểm triển khai thực hiện mô hình chính quyền đô thị đã được thông qua tại Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 11, góp phần phân định và phân cấp về thẩm quyền và quản lý giữa Trung ương và thành phố rõ ràng hơn, giúp thành phố chủ động và linh hoạt hơn trong vấn đề tổ chức triển khai thực hiện các chương trình và dự án đầu tư trên địa bàn... 

Đình Phú

>> TP.HCM thông qua đề án chính quyền đô thị
>> Chính quyền đô thị: Phân chia ngân sách ra sao?
>> Các bộ, ngành T.Ư ủng hộ chính quyền đô thị TP.HCM
>> TP.HCM: Chính quyền đô thị phải gắn với chiến lược phòng thủ
>> Sáng kiến thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương
>> Kiến nghị bỏ quy định thu hồi đất phát triển kinh tế - xã hội
>> Hiến kế phát triển kinh tế Đà Nẵng
>> Hỗ trợ phát triển kinh tế vườn, trang trại

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.