Tranh cãi đóng tàu cá PPC

02/06/2016 07:09 GMT+7

Công ty cổ phần công nghệ Việt Séc (Bà Rịa-Vũng Tàu) yêu cầu có văn bản trả lời chính thức về việc có chấp nhận hay không việc cấp phép cho ngư dân đóng tàu cá bằng vật liệu PPC .

Ngày 18.5, Công ty cổ phần công nghệ Việt Séc (Bà Rịa-Vũng Tàu) gửi công văn lên Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn yêu cầu có văn bản trả lời chính thức về việc có chấp nhận hay không việc cấp phép cho ngư dân đóng tàu cá bằng vật liệu PPC.
Trước đó, vào cuối tháng 4, một nhóm ngư nhân tỉnh này cũng đã có văn bản kiến nghị Chính phủ, Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (NN-PTNT) cấp phép cho ngư dân đóng tàu bằng vật liệu PPC.
Chưa có tiêu chuẩn cho PPC
Ông Trà Văn Hoành, một trong những ngư dân đã ký hợp đồng đóng tàu bằng vật liệu PPC với Công ty Việt Séc, cho biết: Chúng tôi đã tìm hiểu và thấy vật liệu PPC rất phù hợp để đóng tàu cá với những ưu điểm nổi bật như: nhẹ, dễ sản xuất, không phải sơn chống ăn mòn, thân thiện với môi trường, không hấp thụ nhiệt nên dễ bảo quản tôm cá. Chúng tôi đã nhiều lần làm việc với đơn vị thiết kế sản xuất để thống nhất mẫu tàu phù hợp. Mẫu thiết kế tàu cá dài 24 m, rộng 7 m trang bị 2 động cơ có công suất từ 800 CV trở lên.
Tuy nhiên vướng mắc là Trung tâm đăng kiểm tàu cá (Tổng cục Thủy sản) không đồng ý cấp phép với lý do: “Chưa có tiêu chuẩn và quy phạm đóng tàu bằng vật liệu PPC. Do vậy ngư dân không thể tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng để đóng tàu theo Nghị định 67”.
Ông Vũ Văn Đảo, Giám đốc Công ty cổ phần công nghệ Việt Séc, cho biết thêm: Tàu đóng bằng vật liệu PPC do các chuyên gia Cộng hòa Czech nghiên cứu ứng dụng thành công và chuyển giao cho Công ty Việt Séc. Hiện chưa có nước nào ứng dụng vật liệu PPC để sản xuất tàu do vậy có thể nói đây là phát minh của Cộng hòa Czech. Tàu sản xuất bằng vật liệu nhựa thì trên thế giới đã có nhiều nhưng bằng vật liệu nhựa HDPE và các loại nhựa khác. Giá thành đóng mới tàu cá vật liệu PPC tương đương tàu vỏ thép. Ngư dân thích tàu này vì vật liệu có một số tính chất tương tự gỗ có thể dễ dàng sửa chữa, khắc phục những khiếm khuyết, hư hỏng trong quá trình sử dụng, tiêu hao ít nhiên liệu và quan trọng, tàu luôn là một phao nổi an toàn cho ngư dân nếu không may có tai nạn trên biển.

TT

Đại lượng

Vật liệu PPC (theo [4])

 

Vật liệu PPC thực tế [5]

Cơ tính vật liệu FRP theo yêu cầu của TCVN 6282 : 2003 [1]

Thép cấp A đóng tàu [6]

Gỗ tàu thuyền (chò) [7]

Cơ tính vật liệu FRP dùng trong đóng tàu ở Việt Nam [8]

(1)

(2)

(3)

 

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

1

Độ bền kéo(kg/mm2)

3,38

2,72

10,00

46,89

10,54

19,67

2

Mô đun đàn hồi kéo (kg/mm2)

107,00

 

61,14

700,00

2.395,7

655,68

756,71

3

Độ bền uốn (kg/mm2)

2,63

3,94

15,00

81,64

11,18

21,49

4

Mô đun đàn hồi uốn (kg/mm2)

129,26

93,21

700,00

7.333,3

1.582,2

1.218,2

Chỉ phù hợp với nội thủy
Ông Đào Hồng Đức, Giám đốc Trung tâm đăng kiểm tàu cá, cho biết đã nhận được văn bản kiến nghị của Công ty Việt Séc và ngư dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tuy nhiên, hồ sơ thiết kế kỹ thuật mà Công ty Việt Séc cung cấp chưa đáp ứng được yêu cầu, cụ thể. Tổng cục Thủy sản đã yêu cầu Công ty Việt Séc sớm hoàn thiện hồ sơ thiết kế kỹ thuật trong đó nêu rõ ưu nhược điểm của vật liệu PPC và biện pháp chống cháy khi sử dụng vật liệu PPC trong đóng mới tàu cá.
Trong trường hợp Công ty Việt Séc đóng mới thử nghiệm tàu cá bằng vật liệu PPC mà chưa có quy chuẩn về phân cấp đóng tàu biển và tàu cá vỏ vật liệu PPC, Tổng cục Thủy sản sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan hỗ trợ doanh nghiệp giám sát an toàn kỹ thuật trong quá trình tiến hành thử nghiệm đóng tàu cá và đánh giá kết quả thử nghiệm nhằm đảm bảo an toàn cho ngư dân và tàu cá hoạt động trên biển. “Hiện trên thế giới chưa có một quốc gia nào đóng tàu đi biển và tàu cá bằng vật liệu PPC và VN cũng chưa có Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng tàu biển, tàu cá biển vỏ PPC”, ông Đức cho biết.
TS Nguyễn Văn Đạt, Giám đốc Viện Nghiên cứu chế tạo tàu thủy (UNINSHIP) - Trường đại học Nha Trang, đặt vấn đề thời gian gần đây vật liệu PPC được một số đơn vị ở VN sử dụng để chế tạo tàu thuyền và các sản phẩm khác. Theo lời giới thiệu của các nhà sản xuất vật liệu này có nhiều ưu điểm nổi trội, vậy tại sao đến thời điểm này, rất nhiều nước trên thế giới chưa có quy phạm hướng dẫn đóng tàu bằng loại vật liệu này?
Với mong muốn đi tìm một phần lời giải cho thắc mắc trên, UNINSHIP tiếp cận vấn đề này từ yêu cầu cơ bản nhất của vật liệu đóng tàu. Đó là tìm hiểu về sức bền của vật liệu PPC. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Các kết quả thực tế nghiên cứu trên vật liệu khá phù hợp với lý thuyết. Nhưng khi so sánh với giá trị yêu cầu của Quy phạm đóng tàu bằng chất dẻo cốt sợi thủy tinh (TCVN - 6282:2003), giá trị cơ tính chính của vật liệu PPC bé hơn rất nhiều. Còn so với các vật liệu đóng tàu truyền thống khác cơ tính của vật liệu PPC thấp hơn nhiều. “Cơ tính chính của vật liệu PPC khá bé (ngoại trừ có loại PPC nào khác), do vậy cần cân nhắc khi sử dụng vật liệu này để làm thân tàu, nhất là các loại tàu có tải trọng khá lớn và hoạt động ở khu vực thời tiết khắc nghiệt. Để có thể sử dụng PPC làm vật liệu đóng tàu, cần phải có tiêu chuẩn đặc thù do các cơ quan chuyên ngành ban hành, hoặc phải có kết quả nghiên cứu khoa học được xác nhận”, TS Đạt kết luận.
TS Đạt cũng nói thêm: Khả năng chịu nhiệt của vật liệu PPC rất thấp, trong khi ngư dân đi biển đánh cá dài ngày và thường phải nấu ăn. Như vậy vấn đề an toàn với nhiệt là rất quan trọng và cần phải tính toán thật cẩn thận.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.