Xây dựng chính quyền đô thị: Tên thành phố vệ tinh chỉ là tạm thời

15/08/2013 16:00 GMT+7

(TNO) Sáng 15.8, tại Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) TP.HCM đã diễn ra hội nghị “Góp ý đề án thí điểm xây dựng mô hình chính quyền đô thị tại TP.HCM”.

(TNO) Sáng 15.8, tại Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) TP.HCM đã diễn ra hội nghị “Góp ý đề án thí điểm xây dựng mô hình chính quyền đô thị tại TP.HCM”.

>> TP.HCM sẽ thành siêu đô thị
>> Dân được lợi gì từ chính quyền đô thị ?
>> TP.HCM lên đề án thí điểm mô hình chính quyền đô thị
>> Đề xuất chọn TP.HCM làm thí điểm chính quyền đô thị

Mở đầu, bà Võ Thị Dung (Chủ tịch MTTQ TP.HCM) cho biết TP sẽ tiếp tục đề xuất mô hình chính quyền đô thị (CQĐT) theo định hướng: xây dựng theo mô hình chuỗi đô thị và có nhiều đô thị bên trong một đô thị. Bộ máy tổ chức được thiết kế theo đặc điểm địa bàn đô thị, bảo đảm chức năng nhiệm vụ phù hợp với đặc điểm và nhu cầu của từng cộng đồng dân cư và lãnh thổ (tự nhiên, kết cấu hạ tầng…) không bị giới hạn về địa giới hành chính nhân tạo.

Một trong những giải pháp mà TP hướng đến là phải nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của các cấp chính quyền gắn với xây dựng mô hình chính quyền đô thị.

Kết hợp chặt chẽ với cải cách hành chính

Ông Đồng Văn Khiêm cho rằng đề án công phu và rất hay nhưng còn thiên nhiều về việc xây dựng UBND. "Chính quyền đô thị không chỉ có UBND mà còn có các cơ quan chức năng khác tham mưu, trong khi nhân dân hiện nay họ chủ yếu quan tâm đến các cơ quan chức năng này".

Ông Khiêm cho rằng CQĐT sắp tới xây dựng đừng để xảy ra tình trạng quản lý hiện nay: là có một việc nhưng rất nhiều cơ quan quản lí, khi có việc thì chẳng có ai tự đứng ra chịu trách nhiệm.

Lấy ví dụ việc sang Úc thăm con, trước nhà con ông có nước chảy không biết là xuất phát từ đâu. Khi con ông đi làm về chỉ cần gọi điện là chưa đầy 20 phút sau có người đến giải quyết.

 Mô hình chính quyền đô thị: Gắn liền với cải cách hành chính và giữ gìn văn hóa lịch sử
Toàn cảnh hội nghị góp ý xây dựng chính quyền đô thị

 Mô hình chính quyền đô thị: Gắn liền với cải cách hành chính và giữ gìn văn hóa lịch sử
Ông Đồng Văn Khiêm đưa kiến nghị về việc giảm thủ tục hành chính trong chính quyền đô thị

"Nếu ở Việt Nam có khi nước từ đâu đó chảy ngoài đường làm ngập đường cũng không thấy có người đến giải quyết. Cũng như chuyện chỉ có một cái cây xanh trên đường thôi cũng thuộc sự quản lí của nhiều cơ quan" - ông Khiêm nêu câu hỏi.

"Chính bộ máy cồng kềnh ấy đã tạo môi trường cho bệnh tham nhũng. Cho nên tôi nghĩ là việc xây dựng mô hình CQĐT phải phối hợp, đi kèm và chú trọng cải cách hành chính. Bởi vì nếu không cải cách hành chính thì dù ta có xây dựng chính quyền mới 2 cấp thì mọi chuyện cũng sẽ đâu vào đấy" - ông Khiêm đúc kết.

Đặt tên cho đô thị cần lộ trình

Đề cập đến tên của các đô thị nhỏ, GS Nguyễn Ngọc Giao góp ý: về địa điểm thì đúng nhưng không nên đặt là: Đông, Tây, Nam, Bắc sẽ làm mất dần tên các địa danh lịch sử. Nên chăng nên gọi thành phố Đông là Thủ Đức chẳng hạn.

Phản hồi ý kiến trên của GS Nguyễn Ngọc Giao, ông Trương Văn Lắm - Giám đốc Sở Nội vụ - cho biết: "Về việc tên thành phố Đông - Tây - Nam - Bắc có ghi trong đề án chỉ là tên tạm gọi theo vị trí địa lý. Chúng tôi xin trình bày rõ là việc đặt tên cho các thành phố vệ tinh cũng như các đơn vị hành chính mới sẽ được thực hiện theo một lộ trình cụ thể".

Trong buổi sáng, đa số các đại biểu dự hội nghị đều tán thành và ủng hộ việc thực hiện đề án xây dựng CQĐT thí điểm tại TP.HCM. Tuy nhiên, việc cải cách, thay đổi phải luôn gắn liền với cải cách hành chính và giữ gìn văn hóa lịch sử lâu đời của thành phố.

Chiều cùng ngày, các đại biểu sẽ tiếp tục trao đổi đóng góp ý kiến cho đề án.

Lương Ngọc - Bảo Ngọc

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.