Trung tướng Abdelrahman đồng thời thông báo quân đội đã hủy lệnh giới nghiêm và ra lệnh trả tự do tất cả tù nhân chính trị bị giam theo luật tình trạng khẩn cấp do ông Omar al-Bashir lúc còn là Tổng thống đã ban bố.
Hội đồng quân sự lâm thời sẽ “hủy bỏ tất cả những đạo luật giới hạn các quyền tự do”, ông Abdelrahman tuyên bố trong bài phát biểu ngày 13.4, theo Reuters.
Tuy nhiên, người biểu tình cùng các nhóm phe đối lập vẫn chưa nhất trí với những cam kết trên, tiếp tục gây áp lực buộc chuyển giao quyền lực nhanh chóng sau khi quân đội đảo chính, lật đổ Tổng thống Bashir hôm 11.4.
Hàng ngàn người biểu tình tiếp tục cố thủ bên ngoài Bộ Quốc phòng Sudan ở trung tâm thủ đô Khartoum. Ít nhất 16 người thiệt mạng và 20 người bị thương trong những vụ đụng độ giữa người biểu tình và lực lượng an ninh. Các tòa nhà thuộc chính phủ và tư nhân cũng bị tấn công.
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Awad Ibnouf đã tuyên bố từ chức Chủ tịch Hội đồng quân sự lâm thời chỉ một ngày sau cuộc đảo chính vì sức ép của người dân. Quân đội Sudan đồng thời thông báo đang tạm giữ ông Bashir tại “nơi an toàn”.
|
Sudan rơi vào tình trạng bị cô lập trong khoảng thời gian dài kể từ năm 1993, khi đó Mỹ đã liệt chính phủ ông Bashir vào danh sách các nước "tài trợ khủng bố". Bốn năm sau, Washington tiếp tục áp đặt các biện pháp trừng phạt Sudan. Kể từ tháng 12.2018, hàng loạt cuộc biểu tình bùng nổ khắp Sudan nhằm phản đối chính phủ tăng giá thực phẩm và cuộc khủng hoảng kinh tế dẫn đến thiếu tiền mặt cùng nhiêu liệu.
Ngoài ra, ông Bashir từng bị Tòa Hình sự Quốc tế buộc tội và đang đối mặt với lệnh truy nã trước cáo buộc diệt chủng tại vùng Darfur (Sudan) trong cuộc nổi dậy bắt đầu vào năm 2003, khiến khoảng 300.000 người chết. Cựu binh nhảy dù Bashir lên cầm quyền sau cuộc đảo chính hồi năm 1989.
Bình luận (0)