Tên lửa diệt hạm siêu tốc độ của Nga

22/04/2016 08:00 GMT+7

Nga sẽ sản xuất hàng loạt tên lửa bội siêu thanh Zircon vào năm 2018 để trang bị cho các tàu ngầm và tàu tuần dương hạt nhân.

Nga sẽ sản xuất hàng loạt tên lửa bội siêu thanh Zircon vào năm 2018 để trang bị cho các tàu ngầm và tàu tuần dương hạt nhân.

Tên lửa Zircon sẽ được gắn trên tàu chiến Nga Pyotr Velikiy - Ảnh: TassTên lửa Zircon sẽ được gắn trên tàu chiến Nga Pyotr Velikiy - Ảnh: Tass
Hãng tin Tass dẫn nguồn tin quân sự giấu tên ngày 19.4 cho hay quá trình sản xuất hàng loạt Zircon được đẩy lên sớm hơn 4 năm so với kế hoạch. Như vậy, tên lửa diệt hạm bội siêu thanh của Nga sẽ trình làng vào năm 2018 thay vì 2022 như dự kiến. “Chúng tôi lên kế hoạch hoàn tất các cuộc thử nghiệm chính thức tên lửa Zircon vào năm 2017 và bắt đầu sản xuất hàng loạt một năm sau đó”, nguồn tin trên cho biết.
Tốc độ Mach 6 đến Mach 10
Do đây là chương trình tuyệt mật nên chi tiết tính năng của Zircon vẫn chưa được tiết lộ. Thế nhưng, Hãng Sputnik dẫn lời giới chuyên gia quốc phòng và các nguồn tin trong ngành cho hay tên lửa đang được phát triển này có thể đạt vận tốc bội siêu thanh, khoảng Mach 6 (tức gấp 6 lần tốc độ âm thanh, hơn 6.000 km/giờ) hoặc thậm chí cả Mach 10. Với vận tốc quá lớn như vậy, các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện nay được cho là không thể đánh chặn Zircon.
Ngoài ra, với tầm bắn từ 400 - 1.000 km, tên lửa mới có thể tiêu diệt mục tiêu chỉ trong vài phút nên các tàu đối phương khó trốn thoát. Hệ thống tên lửa này dự kiến sẽ bao gồm các biến thể phóng từ tàu chiến lẫn máy bay chiến đấu.
Có nhiều nguồn tin cho rằng tên lửa siêu thanh BrahMos-II do Nga và Ấn Độ cùng hợp tác phát triển có thể là phiên bản xuất khẩu của tên lửa Zircon (cũng tương tự tên lửa BrahMos do hai nước cùng phát triển có nhiều điểm chung với tên lửa P-800 Onyx). Theo trang nextbigfuture.com, tầm hoạt động của tên lửa BrahMos-II vào khoảng 300 km và tốc độ của nó dự kiến đạt tầm Mach 7 nhờ gắn động cơ phản lực.
Tên lửa Kalibr (bản xuất khẩu gọi là Klub) từ tàu chiến Nga trên biển Caspi ngày 20.11.2015 bắn vào quân IS ở Syria Bộ Quốc phòng Nga

Hổ chắp thêm cánh
Sau khi thử nghiệm thành công, tên lửa Zircon sẽ được lắp đặt trên các tàu tuần dương hạt nhân Pyotr Velikiy và Đô đốc Nakhimov, theo Đài RT. Kể từ cuối năm 2014, tàu Đô đốc Nakhimov đã trải qua quá trình đại tu và dự kiến sẽ tái gia nhập hải quân Nga trong năm 2018. Hãng tin Tass dẫn nguồn tin quân sự khác cho hay tàu Pyotr Velikiy cũng sẽ bắt đầu được nâng cấp vào quý 3 hoặc quý 4/2019 và dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2022 sau khi được trang bị tên lửa hành trình Zircon. Có nguồn tin cho hay Zircon sẽ thay thế loại tên lửa diệt hạm siêu thanh P700 Granite đang có trên Pyotr Velikiy.
Theo Tass dẫn một nguồn tin quân sự khác, tàu Pyotr Velikiy sẽ được lắp đặt 10 hệ thống phóng thẳng đứng 3S-14. Mỗi hệ thống phóng thẳng đứng đa nhiệm này có 8 ống phóng chứa được cả 3 loại tên lửa chống hạm Zircon, Onyx và Kalibr. Tính cả thảy tàu Pyotr Velikiy sẽ chở theo 80 tên lửa chống hạm các loại, được cho là đủ sức đương đầu với mọi chiến hạm hiện có trên thế giới.
Các tên lửa chống hạm của Nga như Onyx có thể đạt tới Mach 2,6 (2.700 km/giờ). Còn tên lửa Kalibr lao đi với tốc độ Mach 0,9 và khi đến gần mục tiêu thì đầu đạn tăng tốc lên Mach 2,9.
Do được thiết kế để chiến đấu chống lại các nhóm tác chiến tàu sân bay đối phương nên kho vũ khí khổng lồ của siêu tuần dương hạm Pyotr Velikiy còn bao gồm hàng loạt tên lửa phòng không tân tiến, ngư lôi, vũ khí chống tàu ngầm và pháo… Truyền thông Nga cho biết thêm tên lửa Zircon cũng sẽ được triển khai trên tàu ngầm hạt nhân thế hệ 5 lớp Husky của Nga, hiện đang trong quá trình phát triển.
Trung Quốc bắn thử tên lửa vươn tới Mỹ
Trang tin Washington Free Beacon ngày 20.4 dẫn nguồn tin từ Lầu Năm Góc cho hay Trung Quốc đã phóng thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-41 (Đông Phong 41) vào ngày 12.4. Với tầm bắn 12.000 km, tên lửa DF-41 có thể tấn công bất cứ nơi đâu trên lãnh thổ Mỹ trong vòng chỉ 30 phút, theo nguồn tin trên. Vụ phóng thử DF-41 đã được các vệ tinh quân sự của Mỹ cùng một số vệ tinh khác trong khu vực phát hiện song chưa rõ địa điểm tên lửa được phóng.
Theo các chuyên gia Mỹ, tên lửa mới của Trung Quốc nặng 80 tấn, gồm 3 tầng, mang theo 6 - 10 đầu đạn hạt nhân. Tuy nhiên tên lửa trong vụ thử nghiệm vừa qua chỉ mang theo 2 đầu đạn. “Trung Quốc thường sử dụng ít đầu đạn trong các cuộc thử nghiệm để che giấu khả năng thật của DF-41, ước tính mang tới 10 đầu đạn”, theo trang Washington Free Beacon dẫn lời nhà phân tích Mỹ Rick Fisher, chuyên nghiên cứu về quân sự Trung Quốc. Còn theo tạp chí Kanwa Asian Defence, Trung Quốc có thể biên chế tên lửa DF-41 sớm nhất là trong năm nay.
Vụ thử nghiệm DF-41 diễn ra chỉ ba ngày trước khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter thăm tàu sân bay USS John C.Stennis khi tàu này đang tuần tra tại Biển Đông ngày 15.4. Đây cũng là thời điểm Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long có chuyến thăm phi pháp một số bãi đá mà Bắc Kinh chiếm đóng ở Biển Đông.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.