Tham nhũng: 'Râu dài đến rốn' cũng đưa ra tòa

26/05/2015 18:59 GMT+7

(TNO) Tội tham nhũng là không có tính thời hiệu. Đã tham nhũng thì dù râu ông dài đến rốn mà phát hiện được vẫn đưa ra toà. Đây là phát biểu của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Đỗ Văn Đương, tại phiên thảo luận tại tổ chiều nay 26.5, của Quốc hội về dự án bộ luật Hình sự (sửa đổi).

(TNO) Tội tham nhũng là không có tính thời hiệu. Đã tham nhũng thì dù râu ông dài đến rốn mà phát hiện được vẫn đưa ra toà. Đây là phát biểu của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Đỗ Văn Đương, tại phiên thảo luận tại tổ chiều nay 26.5, của Quốc hội về dự án bộ luật Hình sự (sửa đổi).

do-van-duongĐại biểu Quốc hội Đỗ Văn Đương phát biểu tại phiên thảo luận tổ chiều 26.5 - Ảnh: Ngọc Thắng

Hoan nghênh việc dự luật đã được tiếp thu nhiều điểm theo ý kiến đóng góp của ĐBQH nhưng ĐB Đỗ Văn Đương (TP.HCM) vẫn cho rằng, dự luật cần phi hình sự hóa một số hành vi.

Các ví dụ được ĐB Đương nêu ra có hành vi “không tôn trọng toà án” và “tổ chức tảo hôn”. Theo ĐB Đương, nếu có hành vi không tôn trọng tại phiên tòa thì có xác định là gây rối hoặc chống người thi hành công vụ, là cơ sở xử lý hay không? “Còn nói không tôn trọng tòa án là rất trừu tượng”, ĐB Đương nói.

Đối với tội “tổ chức tảo hôn”, theo ĐB Đương: “Thực tế ở nhiều khu vực miền núi cũng không xử lý hành chính nữa chứ chưa nói tới hình sự”.

Tán thành bỏ việc thời hiệu truy tố tội phạm tham nhũng được quy định tại dự luật, ĐB Đương cho rằng phải quy định như vậy mới đáp ứng yêu cầu chống tham nhũng, tham ô, hối lộ.

“Truy cứu trách nhiệm hình sự phải đến tận cùng. Râu ông dài đến rốn tôi tóm được ông, vẫn đưa ra toà”, ĐB Đương phát biểu.

ĐB Huỳnh Ngọc Ánh, Phó chánh án TAND TP.HCM thì băn khoăn không rõ vì lý do gì mà dự luật có xu hướng giảm nhẹ, cho phạt tiền đối với một số tội, trong đó có tội tham nhũng.

“Trước đây tội tham nhũng thấp nhất đều phạt tù, nhưng nay chúng ta khởi điểm mức nhẹ nhất cho phạt tiền. Thời điểm hiện tại đây là loại tội phạm mà chúng ta đấu tranh chưa được, dư luận đang rất quan tâm mà chúng ta phi hình sự hóa, làm nhẹ tội phạm là không đúng”, ông Ánh nhận định.

Điều đáng nói, cũng theo ĐB Ánh, ngược lại với việc giảm mức phạt cho tham nhũng thì mức phạt đối với tội trộm cắp lại tăng lên. “Trước đây nhẹ nhất là 6 tháng, bây giờ lại là 1 năm”, ĐB Huỳnh Ngọc Ánh dẫn chứng.

Bản ánh hình sự không thể có chữ nếu

nguyen-ngoc-anhĐại biểu Huỳnh Ngọc Ánh, Phó chánh án TAND TP.HCM phát biểu tại phiên thảo luận tổ - Ảnh: Ngọc Thắng

ĐB Ánh cũng bày tỏ không đồng tình với quy định phạt tiền nhưng nếu trong 6 tháng đối tượng không chấp hành thì quy thành phạt tù. “Bản bản án hình sự là nghiêm khắc nên không thể quy định nếu thế này, thế kia được. Chỉ tuyên một hình phạt, nếu anh không thi hành thì truy tố vì tội không thi hành, lúc đó mới quy đổi. Không thể tuyên phạt ông A. 600 triệu, nếu sau 6 tháng không thi hành sẽ bắt nhốt phạt 3 tháng tù. Hơn nữa, nếu xử ở Hà Nội nhưng bị cáo ở Cà Mau thì ai sẽ giám sát?”, ông Ánh đặt vấn đề.

Liên quan đến các tội tử hình, ĐB Đỗ Văn Đương bày tỏ chưa nên bỏ hình phạt này đối với tội phá bỏ các công trình phương tiện quan trọng. “Ví dụ Thủy điện Sông Đà hay đường dây 500KV Bắc - Nam, nếu không may có đối tượng phá hoại đánh sập thì hậu quả vô cùng lớn”, ông Đương cảnh báo. 

Phó trưởng đoàn ĐBQH TP.HCM Trần Du Lịch cho rằng, hiện tại chưa phải lúc bãi bỏ hình phạt tử hình mà cần tiếp tục quy định để răn đe. Theo ông Lịch, do hiện nay ở Việt Nam vấn đề hàng gian, hàng giả tràn lan, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dân, xã hội nên phải quy định mức án như vậy để răn đe tối đa.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.