Thanh Hóa xóa bỏ lò gạch thủ công

25/09/2014 12:00 GMT+7

Ông Nguyễn Ngọc Hồi, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ký ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung đến năm 2020 và lộ trình xóa bỏ hoàn toàn các lò gạch thủ công trên địa bàn tỉnh.

Ông Nguyễn Ngọc Hồi, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ký ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung đến năm 2020 và lộ trình xóa bỏ hoàn toàn các lò gạch thủ công trên địa bàn tỉnh.

Thanh Hóa sẽ xóa bỏ tất cả lò gạch thủ công - Ảnh: Ngọc Minh
Thanh Hóa sẽ xóa bỏ tất cả lò gạch thủ công - Ảnh: Ngọc Minh

Theo đó, từ nay đến năm 2017, sẽ xóa bỏ tất cả các lò gạch thủ công, lò thủ công cải tiến, lò đứng. Các huyện miền xuôi và trung du sẽ hoàn thành việc xóa bỏ trước ngày 31.12.2015, còn các huyện miền núi phải thực hiện xóa bỏ xong trước 31.12.2017.

UBND tỉnh Thanh Hóa cũng đã ngừng cấp phép đầu tư xây dựng mới các lò gạch thủ công, lò thủ công cải tiến, lò đứng, lò vòng sử dụng nhiên liệu hóa thạch; đồng thời nghiêm cấm các cơ sở sản xuất sử dụng đất sản xuất nông nghiệp để sản xuất gạch và nâng mức phí bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên với việc khai thác đất sét sản xuất gạch.

Thanh Hóa cũng đã nghiêm cấm các nhà máy, tổ chức thu mua nguyên liệu đất sét không có nguồn gốc hợp pháp, gây mất an ninh trật tự, tiếp tay cho tổ chức, cá nhân khai thác đất trái phép. Các công trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn bắt buộc phải sử dụng vật liệu xây dựng không nung. Những công trình xây dựng từ 9 tầng trở lên, không phân biệt nguồn vốn, bắt buộc phải sử dụng tối thiểu 50% vật liệu xây dựng không nung loại nhẹ trong tổng số vật liệu xây dựng của công trình.

Hiện trên địa bàn Thanh Hóa có 132 cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng các loại, gồm: 90 cơ sở sản xuất gạch thủ công, lò thủ công cải tiến với sản lượng khoảng 62 triệu viên/năm; 35 nhà máy gạch tuynel và 7 cơ sở sản xuất gạch không nung với tổng công suất thiết kế đạt 1 tỉ viên/năm. Dự kiến, giai đoạn 2015 - 2020, các công trình xây dựng trên địa bàn toàn tỉnh cần khoảng 1,2 - 1,5 tỉ viên/năm.

Vì vậy, nhằm bù đắp sản lượng gạch bị mất do xóa bỏ các lò thủ công, tỉnh này đã ban hành các chính sách ưu tiên, khuyến khích doanh nghiệp phát triển các dự án đầu tư, sản xuất vật liệu xây dựng không nung, thay thế gạch đất sét nung, tiết kiệm đất nông nghiệp và bảo vệ môi trường.

Ngọc Minh

>> Dân kêu cứu vì lò gạch thủ công
>> Lò gạch thủ công: Bỏ thì thương, vương thì tội
>> Đóng cửa 8 lò gạch thủ công 

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.