Thanh tra Bộ giải thích về khiếu nại của VPF

18/02/2012 03:11 GMT+7

Ông Trần Quang Vinh (ảnh), Trưởng phòng Thanh tra thể thao Bộ VH-TT-DL, trưởng đoàn thanh tra việc ký kết hợp đồng, cho biết:

Ông Trần Quang Vinh (ảnh), Trưởng phòng Thanh tra thể thao Bộ VH-TT-DL, trưởng đoàn thanh tra việc ký kết hợp đồng, cho biết:

“Tại khoản 1, điều 74 Điều lệ VFF quy định về quyền lợi của VFF và các thành viên, chứ không phải quy định về quyền sở hữu của VFF và các thành viên. Nội dung của điều này nhấn mạnh: Tất cả các thành viên của VFF đều có quyền lợi đối với những tài sản được hình thành từ công sức của VFF và các thành viên. Trong kết luận, chúng tôi đã trích dẫn rất đầy đủ khoản 14 điều 4, khoản 2 điều 74 và điều 75 của Điều lệ VFF - những điều này đã quy định rất rõ quyền sở hữu của VFF với thương quyền các giải đấu do VFF tổ chức. Quan trọng nhất là điều 53 luật TDTT, quy định rõ VFF là chủ sở hữu các giải đấu do VFF tổ chức. Bộ Tư pháp cũng đã khẳng định VFF là chủ sở hữu các giải đấu. Cách hiểu của VPF không đúng với tinh thần của khoản 2, điều 53. Theo tôi, không còn cơ quan nào giải thích pháp luật chính xác hơn Bộ Tư pháp”.

Trong đơn khiếu nại gửi Bộ VH-TT-DL và Thanh tra Chính phủ, VPF cho rằng VFF không có quyền sở hữu đối với thương quyền đội tuyển quốc gia. Việc chuyển nhượng thương quyền của đội tuyển quốc gia của VFF cho AVG đã vi phạm nhiều quy định của pháp luật.

Theo tôi, VPF đã đồng nhất quyền sở hữu đội tuyển quốc gia với thương quyền của đội tuyển quốc gia. Khi tập trung đội tuyển, nhà nước đã hỗ trợ từ 40-50% kinh phí hoặc hơn thế nữa, chủ yếu cho vấn đề ăn, ở, đi tập huấn... (các chế độ này đã được Bộ Tài chính quy định). Phần kinh phí nói trên đúng là tài sản nhà nước. Nhưng khi đội tuyển quốc gia thi đấu thì hình thành nên thương quyền của trận đấu mà đội tuyển tham dự. Như vậy, tài sản nhà nước đã được chuyển hóa thành thương quyền đội tuyển quốc gia. Thương quyền này đã được nhà nước giao cho VFF là chủ sở hữu vì theo khoản 2 điều 53 luật TDTT, VFF là người tổ chức trận đấu của đội tuyển quốc gia, do đó là chủ sở hữu của trận đấu đó.

Trong 3 điểm chủ chốt của đơn khiếu nại, điểm thứ 3 VPF nhận định, VFF đã đối xử bất bình đẳng, thiếu minh bạch giữa AVG và VTV, VTC và các đài truyền hình khác...

Vấn đề này, VPF lại nhầm chủ thể. Ở đây, AVG đã chủ động liên hệ với VFF để mua thương quyền các giải đấu do VFF tổ chức chứ không phải VFF chỉ mời AVG mua thương quyền mà không mời VTV, VTC... Như vậy, không phải VFF đối xử bất bình đẳng với VTV và VTC! Trong kết luận thanh tra cũng nói rõ, việc mua bán thương quyền này không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật Đấu thầu.

Nhật Duy

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.