Chuyện hai con dê qua cầu

26/01/2015 06:22 GMT+7

Cuộc bầu cử quốc hội lần này được cả cử tri Hy Lạp lẫn dư luận trong EU quan tâm với mức độ hồi hộp và phấp phỏng chưa từng thấy. Sự chắc chắn thắng cử của cánh tả trong mọi kết quả thăm dò dư luận là nguyên cớ bên ngoài cho tâm trạng đó. Còn lý do thực chất là sự đối kháng quan điểm giữa cánh tả với EU, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) - còn được gọi tắt là 'bộ ba'.

Cuộc bầu cử quốc hội lần này được cả cử tri Hy Lạp lẫn dư luận trong EU quan tâm với mức độ hồi hộp và phấp phỏng chưa từng thấy. Sự chắc chắn thắng cử của cánh tả trong mọi kết quả thăm dò dư luận là nguyên cớ bên ngoài cho tâm trạng đó. Còn lý do thực chất là sự đối kháng quan điểm giữa cánh tả với EU, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) - còn được gọi tắt là 'bộ ba'.

Bộ ba này quyết định việc Hy Lạp được cứu trợ để thoát khỏi khủng hoảng tài chính và nợ công. Bộ ba cũng buộc Hy Lạp phải thực thi chính sách tiết kiệm chi tiêu ngặt nghèo nhằm mục đích giảm dần nợ công nhưng gây ra tác động là điều kiện sống và phúc lợi xã hội của người dân cũng bị cắt giảm.
Nếu không được tiếp tục cứu trợ thì Hy Lạp sẽ vỡ nợ và sẽ phải từ bỏ đồng euro. Cánh tả ở Hy Lạp chủ trương đàm phán lại chuyện vay nợ để thay đổi điều kiện tiên quyết nói trên và thậm chí đòi xóa bớt nợ. Họ tuyên bố sẵn sàng đưa Hy Lạp ra khỏi khu vực đồng euro chứ không sẵn sàng tiếp tục chấp nhận điều kiện tiết kiệm. Khi ấy sẽ vô cùng tai hại đối với đồng euro. Nhưng nếu bộ ba chấp nhận yêu sách của cánh tả thì không tránh khỏi sự phản đối của rất nhiều thành viên EU bởi như thế đâu có khác gì họ cho Hy Lạp vay tiền để rồi trắng tay.
Cánh tả và bộ ba hiện tại chẳng khác gì hai con dê cùng muốn qua cầu nhưng không chịu nhường nhau trong một câu chuyện ngụ ngôn. Bên nào nhường trước thì không chỉ thua cuộc mà còn mất hết, cả thể diện lẫn quyền uy.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.