Đến lượt tai heo bị làm giả ở Trung Quốc

16/05/2012 14:49 GMT+7

(TNO) Trung Quốc lại lên tiếng báo động về an toàn thực phẩm trong hôm nay 16.5, sau khi phát hiện một số tai heo luộc làm từ các hóa chất có thể gây ra các vấn đề tim mạch ở phía đông nước này.

(TNO) Trung Quốc lại lên tiếng báo động về an toàn thực phẩm trong hôm nay 16.5, sau khi phát hiện một số tai heo luộc làm từ các hóa chất có thể gây ra các vấn đề tim mạch ở phía đông nước này.

Cơ quan an toàn thực phẩm thuộc Sở Y tế tỉnh Giang Tây cho biết một số tai heo bày bán tại ngôi chợ ở thành phố Cám Châu được làm từ chất gelatin và natri oliat. Vụ việc đang được Sở Công an Giang Tây điều tra.

Theo tờ China Daily, một người đàn ông ở Cám Huyện thuộc thành phố Cám Châu đã mua một số tai heo vào ngày 30.3 và phát hiện chúng bốc mùi hôi thối khi chuẩn bị ăn.

Người này đã gửi các tai heo đến Phòng Công thương ở Cám Huyện và nhà chức trách địa phương đã bắt giữ người bán hàng vào ngày 1.4.

Các mẫu thử đã được gửi đi kiểm tra vào đầu tháng này. Danh tính người bán hàng không được tiết lộ và hiện không rõ ai là kẻ sản xuất các tai lợn giả.

Trung Quốc vốn cấm sử dụng chất natri oliat trong thực phẩm, theo ông Phạm Chí Hồng, phó giáo sư về an toàn thực phẩm và dinh dưỡng tại Đại học Nông nghiệp Trung Quốc.

“Bổ sung chất hóa học này khiến các tai heo có mùi thơm hơn và khách hàng khó phát hiện ra chúng là hàng giả. Ăn quá nhiều natri có thể dẫn đến tăng huyết áp và ảnh hưởng đến chức năng tim mạch”, ông Phạm nói với tờ China Daily.

Chất gelatin sử dụng trong các tai heo giả có thể mang đến nguy cơ sức khỏe nặng nề hơn, theo ông Phạm.

Với giá thành rẻ của các tai heo, chất gelatin sử dụng để tạo ra chúng nhiều khả năng có chất lượng rất thấp hoặc có thể là gelatin công nghiệp.

Chất gelatin công nghiệp là một chất phụ gia bị cấm ở Trung Quốc và được làm từ sản phẩm thuộc da. Nó có hàm lượng crom rất cao có thể gây ung thư.

Theo ông Dương Phàm, một nhà nghiên cứu thuộc tổ chức bảo vệ môi trường phi chính phủ Green Beagle, có nhiều cách để phân biệt tai giả với tai thật. Theo đó, tai lợn thật thường có lông và mao mạch trong khi tai lợn giả thì không.

Sơn Duân

>> Đến lượt bắp cải bị xịt formaldehyde ở Trung Quốc
>> Phát hiện vụ vận chuyển hơn 200 con heo sữa thối
>> Kiểm tra xí muội, táo tàu Trung Quốc chứa chất độc
>> Họa thực phẩm “bẩn”: Thịt và hải sản
>> Trung Quốc thu hồi dầu ăn nghi chứa chất ung thư

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.