Cát - hàng hot trên thị trường chợ đen thế giới

Thu Thảo
Thu Thảo
18/06/2018 12:05 GMT+7

Lý do là vì thế giới đang thiếu hụt cát. Các nhà khoa học cảnh báo rằng nguồn cung cát thế giới đang dần đi xuống.

Theo Russia Today, sự thiếu hụt cát toàn cầu thúc đẩy các nhóm buôn lậu trên thị trường chợ đen ăn cắp lượng lớn cát từ các con sông và bãi biển. Thống kê cho thấy trên toàn thế giới, chúng ta lấy 50 tỉ tấn cát mỗi năm, gấp đôi số lượng cát được mỗi con sông sản xuất trên toàn cầu trong cùng khoảng thời gian.
Theo nhà báo Vince Beiser, người viết cuốn sách về chủ đề này, cát là “thành phần thiết yếu giúp cuộc sống hiện đại khả thi, và chúng ta bắt đầu hết cát”. Điều này xảy ra là vì số lượng và kích thước thành phố đang bùng nổ, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.
“Mỗi năm trôi qua thì thế giới có nhiều người hơn, và mỗi năm trôi qua nhiều trong số họ chuyển đến các thành phố. Từ năm 1950, dân số đô thị thế giới tăng vọt lên hơn 3,9 tỉ người từ 746 triệu người”, ông Beiser cho hay.
Nhu cầu về cốt liệu xây dựng sẽ tăng 5,2% hằng năm lên 51,7 tỉ tấn vào năm 2019, theo hãng nghiên cứu Freedonia Group. Một số ước tính cho biết tỷ lệ cát trong tổng thể hoạt động kinh doanh đã đạt 70 tỉ USD doanh thu thường niên.
Đến 90% các bãi biển trên thế giới có mức cát trung bình bị thu hẹp khoảng 40 mét từ năm 2008. Các bờ biển nổi tiếng làm đầy các bãi biển chết thậm chí với nhiều cát hơn được nhập khẩu từ những nơi khác. Đến 70% bãi biển ở Nam Caliornia có thể bị xói mòn hoàn toàn vào năm 2100.
Lượng cát Trung Quốc sử dụng trong những năm gần đây nhiều hơn lượng cát Mỹ sử dụng trong cả thế kỷ 20. Ở Ấn Độ, cát trở thành loại hàng hóa nóng bị một nhóm tội phạm có tổ chức chiếm đoạt. Nhóm này khai thác trái phép và bán cát trên thị trường chợ đen. Chúng sử dụng 75.000 người để lặn lấy cát ở sông. Các thợ lặn làm việc 12 giờ/ngày, lặn đến 200 lần nhưng chỉ kiếm được 15 USD mỗi thuyền đầy cát.
Chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc đã đề xuất định giá và đánh thuế hoạt động khai thác cát. Họ cũng đề xuất các nước và các vùng biển quốc tế phải có quy định ngay lập tức về việc này. Ông Beiser cho hay: “Chúng ta đang trên đà trở thành hành tinh có ít nhất 9 tỉ người trong 20 năm tới. Hầu hết trong số họ sẽ muốn tiêu thụ tài nguyên theo cách chúng ta thực hiện ở phương Tây, và đây là chuyện không thể xảy ra”.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.