Làn sóng phản đối Hy Lạp, ECB tăng cao tại Đức

27/08/2012 21:04 GMT+7

(TNO) Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm 26.8 đã phải lên tiếng cảnh cáo các chính trị gia trong nước sau khi làn sóng phản đối biện pháp đối phó cơn khủng hoảng nợ công của khối eurozone từ giới chính khách Đức đang tăng cao, theo tin tức từ Reuters.

(TNO) Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm 26.8 đã phải lên tiếng cảnh cáo các chính trị gia trong nước sau khi làn sóng phản đối biện pháp đối phó cơn khủng hoảng nợ công của khối eurozone từ giới chính khách Đức đang tăng cao, theo tin tức từ Reuters.

Hai ngày sau khi Thủ tướng Hy Lạp Antonis Samaras thăm thủ đô Berlin (Đức) để cam kết sẽ không rời bỏ khối eurozone, đích thân bà Merkel hôm 26.8 đã phải gửi một thông điệp cảnh cáo đến các chính trị gia Đức có chủ trương bài xích Hy Lạp.

“Chúng ta đang ở trong một giai đoạn cực kỳ quan trọng của cuộc chiến chống khủng hoảng nợ công châu u. Tôi yêu cầu mọi người nên hết sức cẩn trọng trong lời nói”, Thủ tướng Đức phát biểu trên kênh truyền hình ARD (Đức).

Trước đó, Ngân hàng Trung ương Đức (Bundesbank) đã so sánh kế hoạch mua lại cổ phiếu chính phủ của Ngân hàng Trung ương châu u (ECB) như một liều thuốc độc, trong khi các đảng phái chính trị tại Đức kêu gọi Hy Lạp nên rời khỏi khối eurozone vào năm sau.

Ông Alexander Dobrindt, một quan chức cấp cao của đảng Liên minh Xã hội Thiên chúa giáo (CSU), đã nói với tờ Bild (Đức) rằng ông mong muốn Hy Lạp sẽ rời khối eurozone vào năm 2013.

Ngoài ra, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Đức Jens Weidmann, cũng phát biểu với tờ Der Spiegel (Đức) rằng biện pháp mua trái phiếu chính phủ của ECB sẽ phá vỡ các quy định cấm ECB tài trợ mạnh cho chính phủ các nước.

Ông Weidmann, cựu cố vấn kinh tế của Thủ tướng Merkel, đưa ra nhận định này bất chấp việc bà Merkel từng ngầm ủng hộ chính sách nói trên của ECB hồi đầu tháng 8 khi nói rằng bà tin ECB có thể bình ổn lãi suất trong khối eurozone.

Hoàng Uy

>> Thủ tướng Merkel - phụ nữ quyền lực nhất thế giới
>> Đức đứng trước nguy cơ suy thoái
>> Mỹ, Đức thúc giục quốc tế hợp tác giải quyết khủng hoảng
>> Đa số người Đức muốn ra khỏi khối eurozone

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.