Liên thủ đắc dụng như liên minh

03/11/2017 15:42 GMT+7

Việc Nga coi trọng thúc đẩy quan hệ hợp tác với Iran như thế nào có thể nhận ra được ngay từ chỗ trong vòng một thập niên Tổng thống Nga Vladimir Putin 3 lần tới Iran - vào các năm 2007, 2015 và hiện tại.

Còn Iran coi trọng quan hệ hợp tác với Nga ra sao thể hiện ở tần suất lãnh đạo Iran tới Nga và ở sự đón tiếp thân tình và trọng thể dành cho ông Putin.
Hai nước này không thành lập liên minh quân sự, cũng không thành lập liên kết kinh tế và thương mại. Nhưng họ lại luôn liên thủ với nhau để cùng hành động khi lợi ích chung của cả hai và của từng bên đòi hỏi, và sự liên thủ ấy hữu dụng chẳng kém gì liên minh hay liên kết thực thụ.

tin liên quan

Nguy cơ chiến tranh Mỹ - Iran
Các đồng minh của Mỹ ở châu Âu cảnh báo nguy cơ chiến tranh nếu nước này rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran.
Như ở Syria là nơi Nga và Iran hợp đồng tác chiến, cùng hậu thuẫn đối tác chung để đối địch quân sự với đối thủ chung. Họ giúp nhau vừa trụ vững về quân sự vừa gây dựng vai trò chính trị cho tương lai.
Như đối với thỏa thuận về giải pháp cho vấn đề hạt nhân của Iran mà Mỹ đang tìm cách lật ngược, Iran không thể không dựa vào Nga để phía Mỹ không hủy hoại thỏa thuận.
Nga có thêm con chủ bài để gây áp lực đối với Mỹ. Họ làm cho Mỹ dẫu không muốn vẫn phải thấy rằng không có sự hậu thuẫn và tham gia của Nga và Iran, Mỹ không thể giải quyết được vấn đề Syria và vấn đề hạt nhân của Iran theo hướng có lợi nhất cho Mỹ.
Hay như trên lĩnh vực năng lượng, sự hợp tác giữa Nga và Iran tác động mạnh mẽ tới khai thác và xuất khẩu dầu khí ở khu vực Trung Đông và vùng Vịnh, có ý nghĩa chiến lược đối với cả hai về thúc đẩy xuất khẩu, đảm bảo an ninh năng lượng, ổn định giá cả và tạo đối trọng chính trị.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.