Mỹ - Ấn Độ sắp đạt được thỏa thuận hỗ trợ hậu cần quân sự

29/02/2016 14:05 GMT+7

Ấn Độ và Mỹ sắp đạt được thỏa thuận hỗ trợ hậu cần quân sự sau 12 năm đàm phán, một dấu hiệu cho thấy hai bên siết chặt quan hệ quốc phòng giữa lúc Trung Quốc bành trướng quân sự sang Ấn Độ Dương.

Ấn Độ và Mỹ sắp đạt được thỏa thuận hỗ trợ hậu cần quân sự sau 12 năm đàm phán, một dấu hiệu cho thấy hai bên siết chặt quan hệ quốc phòng giữa lúc Trung Quốc bành trướng quân sự sang Ấn Độ Dương.

Máy bay AN-32 của Không quân Ấn Độ bay qua các máy bay C-130H của Không quân Mỹ trong một cuộc tập trận chung tại Ấn Độ vào năm 2009 - Ảnh: Reuters Máy bay AN-32 của Không quân Ấn Độ bay qua các máy bay C-130H của Không quân Mỹ trong một cuộc tập trận chung tại Ấn Độ vào năm 2009 - Ảnh: Reuters
Mỹ đã vượt qua Nga và trở thành quốc gia đứng đầu về xuất khẩu vũ khí cho Ấn Độ. Mỹ cũng tập trận chung vàđang đàm phán nhằm giúp Ấn Độ đóng tàu sân bay lớn nhất của nước này, một động thái giúp tăng cường sức mạnh hải quân Ấn Độ giữa lúc Trung Quốc mở rộng bành trướng quân sự sang Ấn Độ Dương.
Sau nhiều năm chần chừ vì lo ngại thỏa thuận hỗ trợ hậu cần quân sự sẽ ràng buộc Ấn Độ vào cam kết hỗ trợ Mỹ trong chiến tranh, chính quyền Thủ tướng Narendra Modi đã thể hiện mong muốn sẽ đạt được Thỏa thuận Hỗ trợ Hậu cần (LSA) với quân đội Mỹ.
Nếu đạt được LSA, quân đội hai nước có thể sử dụng căn cứ không quân, hải quân và bộ binh của nhau để thực hiện việc tiếp tế, sửa chữa và nghỉ ngơi, các quan chức Mỹ và Ấn Độ cho hay, theo Reuters.
Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương, đô đốc Harry Harris cho biết hai bên đang đàm phán về LSA và một thỏa thuận khác được gọi là CISMOA nhằm đảm bảo an toàn thông tin liên lạc giữa quân đội hai nước. Ông Harris nói Mỹ - Ấn Độ sắp đạt được LSA.
Một quan chức chính phủ Ấn Độ cho hay một số điều khoản trong LSA đã được hai bên nhất trí, sau khi Washington đảm bảo với New Delhi rằng Ấn Độ sẽ không bị ràng buộc bởi thỏa thuận này nếu Mỹ có chiến tranh với một nước hoặc có bất kỳ hành động đơn phương nào mà New Delhi không ủng hộ.
Một nguồn tin trong ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ tiết lộ LSA có thể được ký vào thời điểm Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đến thăm Ấn Độ vào tháng 4 tới.
Trong khi đó, Trung Quốc trong những năm gần đây nỗ lực đẩy mạnh bành trướng quân sự sang Ấn Độ Dương; Bắc Kinh định xây căn cứ quân sự trên các đảo quốc trong khu vực vốn được xem là sân sau của Ấn Độ, theo Reuters.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.