Mỹ muốn khôi phục liên minh hải quân đối phó Trung Quốc

03/03/2016 19:27 GMT+7

Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương ngày 2.3 đề xuất khôi phục liên minh hải quân bao gồm Nhật Bản, Ấn Độ, Úc và Mỹ nhằm đối phó Trung Quốc. Liên minh này từng sụp đổ vì bị Bắc Kinh phản đối kịch liệt.

Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương ngày 2.3 đề xuất khôi phục liên minh hải quân bao gồm Nhật Bản, Ấn Độ, Úc và Mỹ nhằm đối phó Trung Quốc. Liên minh này từng sụp đổ vì bị Bắc Kinh phản đối kịch liệt.

Tàu sân bay Mỹ USS John C. Stennis (CVN 74) cùng tàu khu trục Nhật Bản Samidare trên biển Philippines ngày 22.2.2016 - Ảnh: Hải quân MỹTàu sân bay Mỹ USS John C. Stennis (CVN 74) cùng tàu khu trục Nhật Bản Samidare trên biển Philippines ngày 22.2.2016 - Ảnh: Hải quân Mỹ
Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương, đô đốc Harry Harris đưa ra đề xuất về liên minh hải quân bốn nước trong một hội thảo của Quỹ Nghiên cứu Quan sát viên Mỹ (ORF). Việc này chắc chắn sẽ thu hút sự chú ý của Bắc Kinh, theo nhận định của tờ The New York Times (Mỹ) ngày 2.3.
Các nhà phân tích của Trung Quốc xem đề xuất này là “thù địch”, gọi đó là một “NATO mini”. Giáo sư Shen Dingli, chuyên ngành quan hệ quốc tế thuộc Đại học Phục Đán (thành phố Thượng Hải, Trung Quốc), nhận định Ấn Độ sẽ không tham gia vì sợ Trung Quốc trả đũa.
“Trung Quốc thật sự có nhiều cách để đe dọa Ấn Độ. Họ có thể điều tàu sân bay đến cảng Gwadar, Pakistan. Nếu Ấn Độ ép Trung Quốc phải làm điều này, tất nhiên hải quân Trung Quốc có mặt ngay sát Ấn Độ”, ông Shen nhận xét.
Trung Quốc những năm gần đây đang đẩy mạnh sự hiện diện quân sự sang Ấn Độ Dương; Bắc Kinh định xây căn cứ quân sự trên các đảo quốc trong khu vực vốn được xem là sân sau của Ấn Độ, theo Reuters.
Liên minh hải quân bốn bên phi chính thức này xuất phát từ Đối thoại An ninh Bốn bên (QSD, hay còn gọi là Quad) do Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe khởi xướng năm 2007 nhằm tăng cường hợp tác hải quân bốn bên, bao gồm những cuộc tập trận chung của bốn nước này, theo đài BBC (Anh).
Trong khuôn khổ QSD, nhiều tàu chiến và tàu ngầm từ bốn quốc gia đã có cuộc tập trận rầm rộ ở Vịnh Bengal vào tháng 9.2007. Lúc bấy giờ Trung Quốc lập tức gửi công hàm phản đối đến chính phủ bốn quốc gia. Sau đó, các quốc gia thành viên của liên minh đã phải khẳng định với Bắc Kinh rằng “mối quan hệ hợp tác chiến lược” của họ chỉ nhằm mục đích duy trì an ninh khu vực, không nhằm vào bất kỳ quốc gia nào.
Trong khi đó, các nhà phân tích cho rằng liên minh được thiết lập là nhằm “kiềm chế” sự bành trướng quân sự của Trung Quốc trên biển.
Tuy vậy, chỉ trong chưa đầy hai năm sau 2007, trong một hội nghị thượng đỉnh với Trung Quốc, Úc đã tuyên bố rút khỏi QSD ngay trước khi bốn quốc gia tổ chức hội nghị thượng đỉnh chính thức thiết lập liên minh hải quân bốn bên.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.