Mỹ nói gì về cuộc gặp Trung Quốc - Đài Loan?

08/11/2015 11:13 GMT+7

(TNO) Mỹ đã phản ứng được cho là tích cực đối với cuộc gặp lịch sử của 2 lãnh đạo Trung Quốc và Đài Loan hôm 7.11, kêu gọi duy trì ổn định ở 2 bờ eo biển.

(TNO) Mỹ đã phản ứng được cho là tích cực đối với cuộc tiếp xúc lịch sử của 2 lãnh đạo Trung Quốc và Đài Loan hôm 7.11, kêu gọi duy trì ổn định ở 2 bờ eo biển.

Cuộc gặp lịch sử giữa 2 nhà lãnh đạo Trung - Đài - Ảnh: ReutersCuộc gặp lịch sử giữa 2 nhà lãnh đạo Trung - Đài - Ảnh: Reuters
Ngay sau cuộc tiếp xúc của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và nhà lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu hôm 7.11 ở Singapore, Washington lên tiếng chúc mừng cuộc gặp này và gọi đó là sự tiến bộ trong quan hệ giữa 2 bờ eo biển Đài Loan.
“Mỹ hoan nghênh cuộc gặp giữa 2 nhà lãnh đạo ở 2 bên bờ eo biển Đài Loan, đó một sự cải thiện lịch sử đáng chú ý trong những năm gần đây”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, ông John Kirby nói, theo AFP.
Hai nhà lãnh đạo Trung Quốc và Đài Loan lần đầu tiên gặp nhau và bắt tay sau 66 năm kể từ khi Đài Loan tách khỏi Trung Quốc.
“Mỹ quan tâm sâu sắc và bền bĩ sự ổn định và hòa bình trên eo biển Đài Loan và khuyến khích một sự tiến bộ ở 2 bên cùng xây dựng mối quan hệ, giảm căng thẳng và thúc đẩy hòa bình, ổn định”, ông Kirby nói tiếp.
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách Đông Á, ông Daniel Russel cho biết trước cuộc họp của 2 nhà lãnh đạo Trung - Đài rằng Washington không lựa chọn bên nào trong cuộc xung đột ở 2 bờ eo biển Đài Loan nhưng ủng hộ nền dân chủ, sự ổn định và phát triển kinh tế của Đài Loan, theo Reuters.
Reuters cho hay Washington tuyên bố ủng hộ “chính sách một Trung Quốc” và không thiết lập quan hệ ngoại giao với Đài Loan, nhưng duy trì quan hệ đồng minh và cam kết sẽ giúp Đài Loan tự vệ trước bất kỳ sự tấn công nào từ bên ngoài.
Cuộc gặp của 2 nhà lãnh đạo kéo dài hơn một giờ vói những lời chia sẻ được cho là nồng ấm. “Chúng ta là một gia đình cùng huyết thống mặn nồng”, ông Tập đã nói với ông Mã với hàm ý xem Đài Loan là một tỉnh của Trung Quốc và Bắc Kinh tiếp tục đeo đuổi mục tiêu thống nhất Đài Loan với đại lục.
Đáp lại, ông Mã cho rằng cả 2 bên cần bỏ lại đằng sau quá khứ nặng nề hơn sáu thập niên chia cắt. “Bây giờ trước mắt chúng ta là những hứa hẹn với kết quả tốt từ chính sách thay thế đối đầu bằng đối thoại”, ông Mã Anh Cửu nói với ông Tập, theo AFP.
Cuộc họp giữa ông Tập và ông Mã được giới phân tích chính trị cho rằng được Bắc Kinh sử dụng để gây ảnh hưởng lên Đài Bắc, đặc biệt là cuộc bầu cử sắp tới trên hòn đảo này.
Trung Quốc đang muốn cho thế giới, đặc biệt là giới trẻ chống Trung Quốc ở Đài Loan, thấy rằng mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Đài Bắc đang phát triển tốt đẹp bất kể đảng nào thắng trong cuộc bầu cử, Reuters nhận định.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.