Ngụy biện trong cầu thị

07/06/2013 03:25 GMT+7

Báo cáo mới nhất của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) về việc giải cứu Hy Lạp giống như một bản tự kiểm điểm của thể chế này. Người ta có thể nhận thấy thái độ cầu thị khi IMF chính thức công nhận đã mắc sai lầm nhưng đồng thời cũng lại có cảm giác IMF tìm cách nguỵ biện khi đổ trách nhiệm chính cho Hy Lạp.

Gần như chưa khi nào trong lịch sử tồn tại đến nay, IMF công khai thừa nhận sai lầm. Giờ đây, tổ chức này nói đã đánh giá quá muộn và quá sai mức độ tồi tệ trong tình hình tài chính và ngân sách của Hy Lạp, dự báo quá lạc quan về khả năng thoát khỏi khủng hoảng. IMF rút ra từ đó bài học là từ nay “không thể tin vào số liệu thống kê”. Cũng trong báo cáo, IMF quả quyết công cuộc cứu trợ Hy Lạp đạt kết quả lại vừa thú nhận là thất bại cũng không ít.

Nhưng đồng thời với “nhận khuyết điểm”, IMF đổ trách nhiệm chính cho Hy Lạp đã không kiên định và nhanh chóng đủ mức thực hiện cải cách kinh tế, tài chính ngân sách và xã hội. Vì thế mà gói giải pháp của EU và IMF không phát huy được tác dụng như mong đợi, tạo cơ hội cho các lực lượng không đồng tình phản đối mạnh mẽ, gây phân rẽ xã hội và mất ổn định chính trị. Lập luận trên có thể hiểu gọn lại là giải pháp của IMF và EU rất đúng đắn nhưng Hy Lạp không đảm bảo tiền đề cần thiết nên việc thực thi mới không được thành công. Có thể thấy IMF hành động với báo cáo này theo phương châm “tấn công là cách phòng thủ tốt nhất”, thà thú nhận và bao biện còn hơn bị bóc mẽ. 

La Phù

>> Hy Lạp sẽ cắt giảm 15.000 công chức
>> Hy Lạp bắt một người Syria mang số lượng lớn vũ khí
>> Nhà tù ở Hy Lạp bị tấn công, 11 tù nhân trốn thoát
>> Muốn sống trên 90 tuổi, uống cà phê Hy Lạp
>> Cháy nhà ở Hy Lạp, ba trẻ em thiệt mạng
>> Hy Lạp cắt giảm ngân sách năm 2013
>> Ngân hàng Thế giới sẽ hỗ trợ Hy Lạp

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.