Thành tích riêng là thắng lợi chung

06/05/2014 00:25 GMT+7

Sau Ireland và Tây Ban Nha, đến lượt Bồ Đào Nha không còn cần cứu trợ tài chính của EU, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Điều đó có nghĩa là nước này có thể tự thân vận động trên thị trường tài chính quốc tế để vay tiền trả nợ đến hạn hoặc phát hành trái phiếu nhà nước để kiếm tiền chi cho ngân sách nhà nước.

Sau Ireland và Tây Ban Nha, đến lượt Bồ Đào Nha không còn cần cứu trợ tài chính của EU, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).

Điều đó có nghĩa là nước này có thể tự thân vận động trên thị trường tài chính quốc tế để vay tiền trả nợ đến hạn hoặc phát hành trái phiếu nhà nước để kiếm tiền chi cho ngân sách nhà nước.

Trước đây, để cứu Bồ Đào Nha khỏi vỡ nợ, bộ ba nói trên đã thỏa thuận gói cứu trợ tài chính cho nước này theo cách tiếp cận như giúp Hy Lạp, Ireland, Tây Ban Nha… Mấu chốt ở đây là lòng tin của thị trường tài chính vào nhà nước ấy. Một khi không còn được tin cậy, các nước không thể vay tiền và không thể phát hành trái phiếu nhà nước hoặc chỉ có thể làm được với lãi suất rất cao.

Ba năm qua, Bồ Đào Nha được trợ giúp 78 tỉ euro và cái giá phải trả là sự phụ thuộc vào EU, ECB và IMF về kinh tế, tài chính và cả xã hội. Bồ Đào Nha phải chấp nhận tiết kiệm chi tiêu, cải cách cơ cấu kinh tế và chịu sự giám sát của bộ ba này. Như thế chẳng khác gì mất đáng kể chủ quyền về chính sách kinh tế, tài chính và ngân sách.

Việc không còn phải lệ thuộc vào gói cứu trợ là thành tích quan trọng của Bồ Đào Nha, cho thấy nước này đã qua cơn bĩ cực. Đây cũng còn là thắng lợi của EU, ECB và IMF về phương diện chứng minh tính đúng đắn của biện pháp đối phó khủng hoảng. Vì thế, nó có tác động chính trị, tâm lý và thực tiễn rất to lớn đối với tất cả các bên liên quan.

La Phù

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.