Trong bất lực, ngoài nỗ lực

10/05/2014 03:15 GMT+7

Khủng bố ở Nigeria leo thang trong thời gian gần đây khiến nước này trở thành tâm điểm chú ý của dư luận khu vực giống như tình hình Ukraine ở châu Âu hay Syria đối với Trung Đông. Chính phủ của Tổng thống Jonathan Goodluck cho thấy họ không đủ khả năng hoặc không quyết chí đối phó lực lượng Boko Haram.

Thất bại của chính phủ Nigeria buộc các đối tác bên ngoài phải hành động, trước hết là Mỹ và Liên minh châu Phi (AU). Boko Haram đã trở thành thách thức an ninh đối với Mỹ gần giống như Osama bin Laden và mạng lưới al-Qeada trước vụ khủng bố 11.9.2001. Lâu nay, chống khủng bố ở châu Phi đã là một trong những trọng tâm chiến lược của Mỹ. Nước này đã bài binh bố trận lại cả về quân sự lẫn chính trị ở châu Phi để đối phó nguy cơ khủng bố. Mỹ đã đạt được kết quả nhất định, tuy nhiên nguy cơ vẫn chưa bị loại trừ triệt để và Boko Haram là một thách thức mới.

Một khi bên trong bất lực thì bên ngoài không có lựa chọn nào khác ngoài phải tăng cường nỗ lực nếu muốn đạt được mục đích chung. Mỹ buộc phải can dự trực tiếp hơn và sâu hơn bởi không chỉ có chính phủ Nigeria mà ngay đến cả AU cũng không tiêu diệt nổi Boko Haram, nếu như không muốn nói là thậm chí còn bị tổ chức này dền dứ và khiêu khích như mèo vờn chuột. Boko Haram thách thức lợi ích an ninh của Mỹ, thể diện và uy tín của nước này ở châu lục. Nhưng vượt qua được thách thức này, Mỹ lại tranh thủ được cơ hội để mở rộng ảnh hưởng, đề cao vai trò và tăng cường sự tin cậy của châu lục vào Mỹ.

La Phù

 >> Nhóm tin tặc Nigeria chuyên tấn công các ngân hàng điện tử
 >> Thảm sát tại ký túc xá ở Nigeria, 40 người chết 
 >> Nhóm cực đoan Boko Haram trỗi dậy tại Nigeria

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.