Tác dụng gần của toan tính xa

13/02/2019 14:00 GMT+7

Thỏa thuận vừa ký với Pháp mua 12 tàu ngầm tấn công với giá 35,5 tỉ USD là kỷ lục mới về mua sắm vũ khí và thiết bị quân sự của Úc.

Tăng ngân sách quốc phòng, tăng cường vũ trang, đặc biệt cho hải quân với trọng tâm là thỏa thuận với Pháp, thuộc diện những định hướng ưu tiên trong chiến lược an ninh - quốc phòng của chính quyền Canberra. Với chiến lược này, Úc vừa nhằm đối phó thách thức an ninh hiện tại và tương lai vừa kỳ vọng trở thành một cường quốc đại dương có vai trò lớn hơn trong vấn đề chính trị an ninh khu vực, châu lục và thế giới.
Tuy duy trì quan hệ hợp tác tốt với Trung Quốc nhưng chính phủ Úc cũng không giấu giếm lo ngại sâu sắc về những thách thức an ninh từ nước này và không ngần ngại công khai chủ ý đối phó. Vì thế mới có chuyện không tiếc tiền của để tăng cường tiềm lực quốc phòng, cũng như không rụt rè nữa với nỗ lực đẩy mạnh hoạt động quân sự riêng lẫn chung bên ngoài phạm vi lãnh hải của Úc.
Trong chuyện này, chính phủ Úc nhằm vào tác dụng chính trị và tâm lý trước mắt của mưu tính chiến lược dài hơi nói trên. Nếu thỏa thuận mới được thực thi thuận lợi thì chiếc tàu ngầm đầu tiên được giao năm 2034 và đến tận năm 2050 mới có đủ 12 chiếc. Khi ấy, thế giới và môi trường chính trị an ninh đối ngoại của Úc đâu còn như bây giờ nữa.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.