Trung Quốc xây đảo ở bãi cạn tranh chấp với Philippines?

18/03/2016 11:18 GMT+7

Sau khi cải tạo đất, xây đảo phi pháp trên các đảo và bãi đá ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Trung Quốc bắt đầu tiến sang bãi cạn Scarborough tranh chấp với Philippines với chiến lược tương tự.

Sau khi cải tạo đất, xây đảo phi pháp trên các đảo và bãi đá ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Trung Quốc bắt đầu tiến sang bãi cạn Scarborough tranh chấp với Philippines với chiến lược tương tự.

Trung Quốc được cho bắt đầu cải tạo đất để xây đảo nhân tạo ở bãi cạn Scarborough tranh chấp với Philippines - Ảnh minh họa: ReutersTrung Quốc được cho bắt đầu cải tạo đất để xây đảo nhân tạo ở bãi cạn Scarborough tranh chấp với Philippines - Ảnh minh họa: Reuters
Tham mưu trưởng hải quân Mỹ, Đô đốc John Richardson cho biết hải quân Mỹ đã quan sát thấy Trung Quốc bắt đầu triển khai một số hoạt động xung quanh bãi cạn Scarborough của Philippines. Bãi cạn này nằm cách căn cứ quân sự cũ của Mỹ ở Subic (Philippines) 200 km đã bị Trung Quốc chiếm đoạt cách đây 4 năm.
"Tôi nghĩ chúng tôi đã thấy một số hoạt động của tàu bè trên mặt biển và những hoạt động kiểu khảo sát đang diễn ra. Đó có thể là một khu vực tiếp theo sẽ được cải tạo đất", Đô đốc Richardson nói, theo Reuters hôm 17.3. Bắc Kinh dự kiến sẽ biến bãi cạn này thành căn cứ quân sự để đối phó Philippines.
Đô đốc Richardson nói rằng ông không rõ các hoạt động gần rạn san hô mà Trung Quốc chiếm của Philippines vào năm 2012 có liên quan đến các phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế sắp tới hay không. Tuy nhiên, ông cho rằng hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông, trong đó có cải tạo đất, xây đảo nhân tạo phi pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam là mối đe dọa làm đảo ngược sự tự do hàng hải đã được thiết lập hàng thập kỷ nay, bằng việc áp dụng những "quy tắc" mới và bắt buộc các nước phải xin phép khi đi qua vùng biển này.
Tham mưu trưởng hải quân Mỹ lo ngại rằng phán quyết của tòa án quốc tế dự kiến trong vài tuần tới về tranh chấp lãnh hải mà Philippines khởi kiện Trung Quốc có thể là cái cớ để Bắc Kinh tuyên bố điều gì đó như “vùng loại trừ” nhằm khẳng định chủ quyền phi lý ở Biển Đông
Khi được hỏi liệu Trung Quốc sẽ phản ứng trước phán quyết của tòa trọng tài quốc tế dự kiến sẽ có lợi cho Philippines bằng việc công bố vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông như đã từng làm ở biển Hoa Đông hồi năm 2013 hay không, Đô đốc Richardson cho rằng điều này rất có thể xảy ra và đó là mối quan ngại cho cả khu vực.
"Chúng tôi sẽ xem những gì sẽ xảy ra, nghĩ đến phương án dự phòng và đáp trả", ông Richardson nói. Washington từng phản ứng gây sốc cho Bắc Kinh hồi năm 2013 bằng việc điều máy bay B-52 bay qua khu vực biển Hoa Đông nhằm phủ nhận tuyên bố AIDZ của Trung Quốc.
Đô đốc Mỹ nhắc lại tuyên bố của Washington là sẽ tiếp tục tuần tra ở Biển Đông và áp sát khu vực 12 hải lý ở những đảo xây dựng phi pháp của Trung Quốc trên vùng biển này.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.