Vắc xin - cuộc cạnh tranh chiến lược

11/07/2021 10:00 GMT+7

Gần đây, Nhật Bản đang tài trợ vắc xin Covid-19 cho nhiều bên trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (Indo-Pacific).

Cung cấp vắc xin là một vấn đề nhân đạo nhưng đây cũng là một khía cạnh chiến lược.
Bởi đây là một chuyển động quan trọng về tầm nhìn Indo-Pacific mà Tokyo theo đuổi. Khi một số nước và vùng lãnh thổ ở Indo-Pacific phải đối mặt tình hình dịch bệnh nghiêm trọng, các nước trong khu vực cần giúp đỡ lẫn nhau. Vốn dĩ, ý tưởng về Indo-Pacific và “Bộ tứ kim cương” (Mỹ - Nhật - Úc - Ấn Độ) xuất hiện khi các nước trong khu vực hứng chịu trận sóng thần, động đất ở Ấn Độ Dương vào năm 2004. Khi đó, “bộ tứ” đã điều động tàu chiến và cùng nhau giúp đỡ Indonesia. Vì thế, hiện tại là thời điểm của tầm nhìn Indo-Pacific.
Bên cạnh đó, đây là một động thái chống lại “chính sách ngoại giao vắc xin” của Trung Quốc. Trung Quốc hiện đang cung cấp vắc xin cho nhiều quốc gia, nhưng từ chối viện trợ vắc xin cho các quốc gia có quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan như Paraguay. Trung Quốc cũng từ chối bất kỳ hỗ trợ nào đối với Đài Loan. Khi Đài Loan cố gắng mua vắc xin từ Đức, Trung Quốc đã cố gắng ngăn cản. Vì vậy, Nhật Bản quyết định hỗ trợ Đài Loan.
Ngoài ra, việc viện trợ vắc xin là nhiệm vụ của “bộ tứ”. Thật vậy, phân phối vắc xin là một trong những nhiệm vụ chính mà “bộ tứ” thông qua trong hội nghị thượng đỉnh vào tháng 3 vừa qua.
Vì vậy, đợt viện trợ Covid-19 lần này không chỉ là hỗ trợ nhân đạo mà còn là một cuộc cạnh tranh chiến lược quy mô thế giới.

Đài Loan nhận hơn 1,2 triệu liều vắc xin Covid-19 từ Nhật Bản

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.