Thể thao điện tử sẽ đồng hành cùng Công dân điện tử

19/05/2008 16:38 GMT+7

Từ khi tốt nghiệp đại học rời khỏi ghế nhà trường trở thành một tân kỹ sư phần mềm, chúng tôi được trang bị rất nhiều về kiến thức chính phủ điện tử và thương mại điện tử là hai cái đi song hành với nhau, nếu ai thích trở thành một cán bộ nhà nước thì đi theo hướng chính phủ điện tử, còn yêu thích kinh doanh thì đi theo hướng thương mại điện tử.

Nhưng từ khi khái niệm Công dân điện tử được khởi xướng đã thực chất đi vào lòng người một cách chất lượng hơn cho người dân hiểu rõ hơn về khái niệm điện tử của Công nghệ thông tin. Điện tử ở đây không phải là thiết bị dụng cụ điện tử không, mà là còn phần mềm nằm bên trong thiết bị đó, nó chi phối điều khiển mọi hoạt động, vì tin học gốc là từ điện tử, nhưng do sự phát triển quá mạnh của trí tuệ nhân tạo thông qua những chương trình lập trình sẵn đã tạo nên ngành tin học nhưng cũng phải phát triển dựa trên phần cứng thiết bị vi tính.

Một cơ hội lớn, một sự kết hợp tạo ra một sân chơi chung cho cả cộng đồng, cứ nghỉ chỉ là vui chơi giải trí, nhưng việc âm thầm tạo dựng niềm tin từ phía người dân hiểu rõ hơn về tin học là một điều đáng ghi nhận trong quá trình nâng cao chỉ số chính phủ điện tử. Mỗi công dân điện tử, sẽ sử dụng ứng dụng những công nghệ mới nhất của thời đại công nghệ thông tin, sử dụng thẻ ATM để thanh toán các hoá đơn tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại,…Tăng cường sử dụng máy vi tính để tối ưu hoá các công việc nâng cao chất lượng cuộc sống, thì việc đầu tiên để trở thành một công dân điện tử chính là tham gia vào các hoạt động thể thao điện tử để từng bước tìm hiểu những công nghệ mới, những hình thức vận dụng linh hoạt vào thực tế công việc của mình.

Chúng ta quen với khái niệm thể thao là vận động, từ những sân vận động có những cuộc thi đấu của các cầu thủ hay vận động viên thi đấu hết mình, nhưng ngoài những khả năng thiên phú sức lực trời cho, thì 99,9% là nhờ sự rèn luyện không biết mệt mõi của mỗi người, nhưng ở các nước thành công giành được huy chương của những kỳ thế vận hội họ đã đầu tư những thiết bị cực kỳ hiện đại vận dụng những phần mềm mới nhất để đưa ra một chế độ tập luyện tối ưu cho từng cầu thủ theo từng sở trường của họ. Toàn bộ dữ liệu về sức khoẻ, những chỉ tiêu đạt được trong quá trình tập luyện, những nhược điểm gặp phải và nhất là những chiến thuật phối hợp giữa các đồng đội khi ra sân thi đấu đã được những siêu máy tính khổng lồ tính toán để đưa ra những kết luận chính xác nhất dưới sự điều khiển của những con người tài giỏi.

Tại sao người ta thích chơi game thể thao điện tử vì chúng ta không chọn con đường chiến tranh để tranh giành quyền lợi thì chỉ có một đường để đạt đến sự thành công đó là dùng trí tuệ của mình, hay còn gọi là chất xám ngoài việc học trên lớp còn phải học ngoài đời, những không phải ai cũng có được một ý thức học gần như quên ăn quên ngủ, dù ham muốn thành đạt trở thành một con người được mọi người kính trọng vì sự hùng mạnh hay giàu có hoặc thông thái. Thì việc ham thích chơi game để mình có thể làm chủ được mình trong những phút giây thư giãn, mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, trong game cũng như vậy. Ngoài đời thiên phú cho ai đó một trí tuệ và sức khoẻ hơn người, gia đình giàu có, cuộc sống hạnh phúc và may mắn. Còn người khác dù đang ở một mức nào đó trong cuộc sống, vào Game họ cũng có thể hùng mạnh, giàu có và hạnh phúc thông qua sự miệt mài với nhân vật mà mình yêu thích thực sự.

Bản thân từ Game – trò chơi không nói lên sự lành mạnh hay không lành mạnh, mà do con người đã thổi vào nó những tư tưởng không lành mạnh hay lành mạnh, bản thân người chơi game cũng không phải tự mình lừa dối mình hay nhà sản xuất lừa dối game thủ mà ở đây chúng ta cần nâng cao nhận thức, phải có một ý chí sắt đá đầy tình người để có thể chống chọi lại với áp lực công việc của thời kỳ công nghiệp hoá – hiện đại hoá.

Có người nói rằng cần có một tư duy cao và một năng lực thực sự với tinh thần đồng đội để chơi game tốt, nhưng riêng bản thân tôi thì thấy ngược lại thông qua game để chúng ta nâng cao năng lực tư duy và nhận ra được giá trị của tinh thần đồng đội trong một tập thể đồng lòng hoà thuận chứ không trộn lẫn đồng hoá.


Ngày hội game StarCraft tại Hàn Quốc

Người chơi game rất cần sự hướng dẫn của những người đứng ngoài đầy sáng suốt có một cái nhìn tổng quan toàn cảnh để đưa ra những đóng góp đầy tính nhân văn. Tuy nhiên game vẫn là game, và thực tế vẫn là thực tế đừng gom chung giữa dòng đời xuôi ngược.

Gamer – người chơi game không phải là một nghề, thật vậy nếu ai coi đây là một nghề để mưu sinh và được thừa nhận thì đã đưa mình vào đường cùng, chơi game để thưởng thức những cái hay cái thú vị, cái tinh tuý của cuộc đời, chứ nếu không “sinh nghề, tử nghiệp” thì sẽ là đoạn trường ai có qua cầu mới hay.

Việc đồng hành suất phát từ thể thao điện tử với chính sách công dân điện tử là bước đi thiết thực.

Thiện Thiên Vương

Mục mới trên Thanh Niên Online: “Nghĩ về Thể thao điện tử”

Nhằm tạo một sân chơi để bạn đọc yêu thích về game thể thao điện tử có thể giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm cũng như trao đổi những vấn đề liên quan... Thanh Niên Online và Vinagame phối hợp tổ chức chương trình “Nghĩ về Thể thao điện tử”.

“Nghĩ về Thể thao điện tử” sẽ là diễn đàn của tinh thần đồng đội, tình bạn trong game thể thao điện tử, đồng thời là sân chơi cho những người quan tâm tới lĩnh vực thể thao điện tử còn non trẻ tại Việt Nam; cho những ai muốn tìm hiểu khái niệm mới “Game thể thao điện tử”. Đặc biệt, từ đây những người yêu game thể thao điện tử cũng sẽ tìm sự định hướng phát triển của lĩnh vực thể thao điện tử Việt Nam trong thời gian tới, nhất là hướng sự phát triển vào những giải đấu thể thao điện tử lớn, có giá trị về mặt quảng bá và đem lại lợi ích cho cộng đồng giải trí trực tuyến.

Tham gia chương trình, bạn đọc có thể viết bài trao đổi về các vấn đề như: Game thể thao điện tử đem lại lợi ích gì cho cộng đồng? Game bắn súng được coi là game thể thao điện tử? Giải đấu thể thao điện tử là cần thiết? Bạn ủng hộ hay phản đối game thể thao điện tử? Cộng đồng thể thao điện tử, họ là ai? Trách nhiệm của nhà phát hành đối với những sản phẩm game thể thao điện tử? Cần xây dựng nền thể thao điện tử phong trào?...
 
Các bài viết xuất sắc, có ý tưởng của độc giả gửi về sẽ được BTC chọn lọc và đăng tải trên Thanh Niên Online. Mỗi bài viết khi chọn đăng, tác giả sẽ được trả nhuận bút 300.000 đồng/bài. Ngoài ra, mỗi tuần sẽ có hai giải thưởng dành cho hai bài viết (ý kiến, bài cảm nhận) xuất sắc nhất, mỗi giải trị giá 500.000 đồng (giải do Ban tổ chức bình chọn). Các bài viết xuất sắc sẽ được đưa vào danh sách bình chọn trao giải chung cuộc. Ban tổ chức sẽ trao 1 giải nhất trị giá 2 triệu đồng, 2 giải nhì trị giá 1 triệu đồng/giải và 3 giải bBa trị giá 500.000 đồng/giải dành cho các bài viết xuất sắc nhất do Ban biên tập Báo Thanh Niên và Công ty VinaGame bình chọn khi kết thúc chương trình.

Các bài viết tham gia diễn đàn vui lòng ghi rõ Bài viết tham gia diễn đàn “Nghĩ về Thể thao điện tử” gửi về địa chỉ: Đỗ Việt Phương, Công ty VinaGame, 459B Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, TP.HCM, hoặc địa chỉ email: phuongdv@vinagame.com.vn. Chương trình sẽ diễn ra từ ngày 21.4.2008 đến 21.5.2008.

Ban tổ chức

Chương trình được tài trợ bởi:
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.