Bài tập phòng ngự

17/11/2010 00:02 GMT+7

Khi bài tập phản công đã không thể thực hiện được do đối thủ mạnh hơn hẳn và hàng công Olympic VN gần như không có bất cứ cơ hội nào, thì VN đã có cơ hội chơi phòng ngự, nhất là trong hiệp 2, khi chỉ còn 9 người trên sân trong thế trận bị áp đảo.

Khi bài tập phản công đã không thể thực hiện được do đối thủ mạnh hơn hẳn và hàng công Olympic VN gần như không có bất cứ cơ hội nào, thì VN đã có cơ hội chơi phòng ngự, nhất là trong hiệp 2, khi chỉ còn 9 người trên sân trong thế trận bị áp đảo.

Chính từ thời điểm này, thủ môn Tấn Trường và toàn đội VN đã chơi một thứ bóng đá phòng ngự kiên cường, nhằm hạn chế bàn thua hơn là hy vọng một sự xoay chuyển tình thế. Olympic VN đã khiến người hâm mộ VN có thể tự hào, vì họ đã không bị vỡ trận, ngược lại, họ đã vô hiệu hóa gần như toàn bộ các cuộc tấn công dồn ép thường xuyên của Triều Tiên. Đó là một sự ngạc nhiên thú vị, vì không phải đội bóng yếu nào chơi trong thế bị thiếu 2 cầu thủ cũng làm được điều gần như không tưởng đó.

Đây là trận đấu không cân sức, nhưng Olympic VN lại có thể học được rất nhiều điều từ trận đấu này, kể cả học cách làm sao để chơi không bị “cóng chân” khi tình thế của mình vô cùng bất lợi. Hai cầu thủ thay người bất đắc dĩ đã nhận hai thẻ đỏ, cũng là bài học tốt cho họ trong những trận đấu lớn có quá nhiều áp lực. Và đặc biệt thủ môn Tấn Trường với rất nhiều pha cứu thua có lẽ là người “được” nhiều nhất sau trận đấu này.

Lần đầu tiên được vào vòng hai một kỳ ASIAD quả là không bõ với Olympic VN vì những bài học mà cầu thủ chúng ta học được khi được chơi với một đấu thủ lớn trong một trận đấu lớn là vô cùng quý giá. Hãy biết chắt chiu với những gì học được, kể cả những yếu kém của mình.

Thanh Thảo

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.