Bản quyền truyền hình World Cup 2014: Đồng tiền và lỗ xỏ

09/04/2014 16:05 GMT+7

(TNO) Thời điểm này sự kiện giá bản quyền truyền hình World Cup 2014 sắp đến đã gây nhiều bức xúc trong dư luận. Điều đó không riêng chỉ giới mộ điệu lo âu vì khả năng không thể theo dõi trực tiếp những trận cầu hay, mà cả những ai đang vất vả lao động mỗi ngày nhằm góp phần tạo ra của cải, tài sản cho đất nước đều phải lắc đầu với cái giá ngất ngưỡng 'vượt qua khỏi vòng lễ giáo' kia.

(TNO) Thời điểm này sự kiện giá bản quyền truyền hình World Cup 2014 sắp đến đã gây nhiều bức xúc trong dư luận. Điều đó không riêng chỉ giới mộ điệu lo âu vì khả năng không thể theo dõi trực tiếp những trận cầu hay, mà cả những ai đang vất vả lao động mỗi ngày nhằm góp phần tạo ra của cải, tài sản cho đất nước đều phải lắc đầu với cái giá ngất ngưỡng 'vượt qua khỏi vòng lễ giáo' kia.

>> Bản quyền truyền hình tại Việt Nam: Người nhà xâu xé nhau
>> Bản quyền truyền hình tại Việt Nam: Mạnh ai nấy mua
>> Không xem World Cup, chắc không chết...

Xem ra, những ý nghĩ của công chúng hiện tại không có gì mang tính chất “ke re cắc rắc”. Vì nguồn cơn và diễn tiến của sự việc lại y chang như những vở kịch đã từng công diễn và gây bất bình trước đây.

Tác giả, đạo diễn và diễn viên vẫn là những nhà đài có cỡ. Vai phản diện trung tâm vẫn là một đối tác kinh doanh bản quyền truyền hình nước ngoài nào đó. Diễn biến nội dung kịch vẫn là: đưa ra một cái giá trên trời khó với tới, rồi tranh chấp, họp hành rồi lại chơi một game show có tên “trò chơi chung sức” để thể hiện một sự thống nhất bắt buộc phải có kiểu chung một chiến hào cùng nhau diệt địch.

Kế đến thế nào cũng có… chuyện đi lòn cửa sau theo một sáng kiến “đoàn kết là chết hết” và cuối cùng… lại thưa kiện lung tung.


World Cup luôn đem đến cho người hâm mộ những giây phút nhiều cảm xúc - Ảnh: Reuters

Cái đau khổ nhất của người hâm mộ là chính họ bị mang ra sử dụng như một tấm bình phong đẹp đẽ để che đậy những mưu toan lợi ích nhóm và cũng chính họ cũng từng “được” xem như một thứ vũ khí sắc bén mà các nhà đài  tìm các ngụy biện hay tấn công lẫn nhau.

Nói đâu xa, cuộc chiến năm nào giữa 2 ông lớn truyền hình về bản quyền truyền hình giải Ngoại hạng Anh, khi cần lý lẽ chính đáng để bảo vệ cho hành động của mình họ thường lôi CĐV vào, khích anh em CĐV lao vào cuộc chiến để rồi sau đó tất cả CĐV ê chề nhận ra rằng những ông lớn ấy họ chỉ vì tiền, chứ có vì mình đâu?!!!

Hai chữ MÂU và THUẪN xét về nghĩa thật đáng suy gẫm và bàn cãi trong chuyện này.

Trong vai trò quản lý và cũng là chỉ huy cao nhất của ngành, Bộ Thông tin truyền thông với phương châm ích nước lợi nhà đã có một động tác nào để thể hiện vai trò của mình chưa? Một câu hỏi từng nhiều lần được đưa ra và chưa có câu trả lời xác đáng!

Bộ thông tin truyền thông từng là người hùng trong sự kiện thống nhất mua bản quyền truyền hình giải Ngoại hạng Anh năm 2013. Nhưng rồi khi xảy ra sự việc tách đàn của K+ thì gần như người ta không thấy nghe tiếng gì nữa.

Bóng đá là một môn thể thao, là một món giải trí, là một niềm vui của đông đảo người dân. Tất cả chúng ta đều thấy cái cần đó, cũng như nhu cầu giải trí, thưởng thức bóng đá đỉnh cao như World Cup. Nhưng cái cần hơn là cần một bản tính tiết kiệm hợp lý, biết xài tiền đúng nơi, đúng việc.

Và quan trọng chúng ta vẫn nhắc nhau về câu thành nhữ “tiền có lỗ xỏ” để chỉ về một sự điên rồ tiêu xài hoang phí, hay để cảnh báo một người nào đó… đừng hòng qua mặt mình khi đưa ra một yêu cầu quá đáng.

Sự kiện đăng cai Á vận hội 2018 đã và đang gây nhiều tranh cãi chưa tới hồi kết thúc, bây giờ tiếp theo là sự kiện bản quyền truyền hình World Cup 2014. Tại sao người ta tranh cãi? Đơn giản đó chỉ là TIỀN và là tiền của nhân dân, NHỮNG ĐỒNG TIỀN ĐỀU PHẢI CÓ LỖ XỎ!

CĐV Trần Hữu Nghĩa
(https://www.facebook.com/tranhuunghia38)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.