Bóng đá giao hữu

07/08/2010 08:37 GMT+7

Ngày xưa, khi người ta phải dàn xếp cả năm trời để có một trận giao hữu, và khi khoác áo ĐTQG là niềm vinh hạnh vô bờ bến của mọi cầu thủ, thì các trận bóng đá giao hữu quốc tế luôn có tầm quan trọng đặc biệt. Anh thắng Brazil 2-0 ngay tại “thánh địa” Maracana năm 1984, hoặc Hungary thắng Anh 6-3 ngay tại “thánh địa” Wembley năm 1953, đấy là các trận giao hữu đã để lại dấu ấn sâu đậm trong biên niên sử bóng đá thế giới.

Ngày xưa, khi người ta phải dàn xếp cả năm trời để có một trận giao hữu, và khi khoác áo ĐTQG là niềm vinh hạnh vô bờ bến của mọi cầu thủ, thì các trận bóng đá giao hữu quốc tế luôn có tầm quan trọng đặc biệt. Anh thắng Brazil 2-0 ngay tại “thánh địa” Maracana năm 1984, hoặc Hungary thắng Anh 6-3 ngay tại “thánh địa” Wembley năm 1953, đấy là các trận giao hữu đã để lại dấu ấn sâu đậm trong biên niên sử bóng đá thế giới.

Bây giờ, HLV Joachim Loew của đội tuyển Đức không còn cách nào khác là phải nhượng bộ Bayern Munich, chỉ “dám” gọi 2 cầu thủ thường xuyên ngồi ghế dự bị ở Bayern vào danh sách ĐTQG trước trận giao hữu với Đan Mạch. Hà Lan chỉ gọi 1 trong 23 cầu thủ vừa dự World Cup vào trận giao hữu sắp tới. Phần lớn các đội mạnh khác cũng đều thờ ơ với đợt trận giao hữu quốc tế vào giữa tuần sau. Tùy mục đích riêng, mỗi đội có thể triệu tập nhiều hay ít cầu thủ trụ cột trong đợt trận này. Điểm chung vẫn là: sẽ chẳng có gì quan trọng khi các đội tuyển – kể cả các đội hàng đầu thế giới – đá giao hữu với nhau. Qua đó càng thấy chuyện bóng đá Pháp tuyên bố ầm ĩ rằng họ “treo giò” 23 tuyển thủ quốc gia trong trận giao hữu sắp tới thật sự là trò khôi hài.

Không quan trọng, thì… đá làm gì? Thứ nhất, đấy là quyền lợi. Thứ hai, đấy là nghĩa vụ. FIFA đã dành riêng một số ngày trong năm, với lịch thi đấu đã chốt trong suốt nhiều năm, gọi là ngày dành cho bóng đá quốc tế (tức loại hình bóng đá giữa các ĐTQG). Dù không có mục đích quan trọng, các đội vẫn cứ tham gia cho đỡ uổng. Ở thời điểm khác, có muốn triệu tập cầu thủ để đá giao hữu cũng chẳng được. Vả lại, không có ĐTQG nào mà lại không nhận tài trợ trong thời buổi này. Đã có tài trợ thì phải thi đấu, cho xong nghĩa vụ với nhà tài trợ.

Cũng có những nơi người ta xem chuyện thi đấu giao hữu là dịp làm ăn. Hảo thủ trên các sân cỏ châu Âu ai cũng biết. Nhưng ở Brazil xa xôi, với hàng chục ngàn cầu thủ, siêu đại diện Jorge Mendes dù có 3 đầu 6 tay cũng chẳng biết hết đâu là những Ronaldinho trong tương lai. Khi có gương mặt mới vừa vươn lên trong làng bóng Brazil mà giới đại diện không biết thì đấy đã là thất bại của họ, có thể khiến họ mất đi nhiều triệu euro so với trường hợp biết rõ và “nắm” được cầu thủ ấy.

Gọi một X-inho hoặc một Y-ao nào đấy vào đội tuyển Brazil lần đầu tiên, là HLV trưởng ĐTQG coi như đã giúp cho cầu thủ ấy đổi đời. Đấy cũng có thể là cơ hội làm ăn béo bở giữa HLV trưởng với các tay cò ranh mãnh trong làng chuyển nhượng. Brazil hay Uruguay, Argentina, đều không có gì khác biệt trong lĩnh vực này. Không phải tự nhiên Maradona gọi hơn 100 cầu thủ vào đội tuyển Argentina, chỉ trong khoảng thời gian ngắn. Cơ hội “làm ăn” quan trọng như vậy nên HLV trưởng của các ĐTQG nổi tiếng không bao giờ bỏ qua những ngày mà FIFA dành sẵn cho loại hình bóng đá giao hữu.

Bóng đá giao hữu bây giờ là như thế thôi. Còn chuyện báo giới cứ cố phóng bút, đôi khi xem những trận giao hữu quốc tế như những trận đấu “sống hoặc chết”, thì đấy là chuyện của báo giới. Không nói cũng… uổng.

Nguyễn Minh

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.