Bóng đá Nga cũng xây nhà từ nóc!

20/02/2010 09:50 GMT+7

Chưa đầy 1 tháng trước khi mùa bóng 2010 khai mạc, ban tổ chức giải Premier League của Nga xác nhận việc rút lui của CLB FC Moscow, đội đứng thứ 6 mùa trước, suýt lấy được vé dự Europa League. Một CLB chỉ mới thành lập vào năm 1997 mà có vị thứ như vậy, kể cũng không tồi. FC Moscow còn lọt vào tứ kết Cúp quốc gia Nga – giải vẫn còn chưa kết thúc (dự kiến các trận tứ kết sẽ diễn ra trong tháng 4 sắp tới).

Chưa đầy 1 tháng trước khi mùa bóng 2010 khai mạc, ban tổ chức giải Premier League của Nga xác nhận việc rút lui của CLB FC Moscow, đội đứng thứ 6 mùa trước, suýt lấy được vé dự Europa League. Một CLB chỉ mới thành lập vào năm 1997 mà có vị thứ như vậy, kể cũng không tồi. FC Moscow còn lọt vào tứ kết Cúp quốc gia Nga – giải vẫn còn chưa kết thúc (dự kiến các trận tứ kết sẽ diễn ra trong tháng 4 sắp tới).

Vậy mà bỗng dưng FC Moscow tự nộp đơn xin chấm dứt sự tồn tại trong làng bóng chuyên nghiệp. Nguyên nhân đơn giản đến mức không ngờ. Sports Projects tuyên bố chấm dứt tài trợ, thế là FC Moscow không còn cách nào khác để tồn tại. Sports Projects là công ty con của tập đoàn luyện kim khổng lồ Norilsk Nickel, được đặt ra chỉ để tài trợ cho FC Moscow. Vì sao Norilsk Nickel không chi tiền nuôi FC Moscow nữa, ít ai biết được cặn kẽ, cũng như người ta không biết vì sao hãng này trước đây tài trợ những món tiền lớn để “nuôi” FC Moscow.

Từ Bỉ sang Hà Lan, từ Anh sang Ý, chuyện CLB nhà nghề phải chấm dứt sự tồn tại ở hình thức chuyên nghiệp là điều không có gì lạ. Kinh doanh thua lỗ thì phá sản. Thu không bù được chi thì phá sản. Đấy là quy luật thông thường trong bóng đá nhà nghề. Bóng đá Nga lại khác hẳn. “Nguồn sữa” chủ yếu của bóng đá Nga trong suốt những năm gần đây thật ra không phải là những nguồn thu thường thấy trong bóng đá. Cách kiếm tiền duy nhất của bóng đá Nga là nhận tài trợ từ các tỷ phú mới, thông qua các công ty khổng lồ của họ.

Nhờ tiền tài trợ của Gazprom – tập đoàn năng lượng lớn nhất nước Nga – Zenit St Petersburg lập tức đoạt cúp UEFA và trở thành thế lực mới, trong làng bóng châu Âu chứ không chỉ ở Nga. Người ta nói rằng chỉ cần Gazprom trích ra 1 ngày thu nhập là đủ xây 1 sân bóng vào loại hiện đại nhất thế giới. Thêm vài gã khổng lồ tương tự “ra tay”, Nga sẽ có hàng chục sân bóng hoành tráng để đăng cai World Cup. Còn nhiều chuyện nữa nói lên khả năng chi tiền của các tỷ phú Nga. Nghe nói tiền đóng góp hàng năm của Roman Abramovich để giúp Nga phát triển bóng đá trẻ còn nhiều hơn ngân sách của LĐBĐ Nga.

Nhưng các tỷ phú mới chi tiền cho bóng đá Nga vì họ thật sự có nhiệt huyết, vì đấy là cách đầu tư sinh lãi, hay vì họ không muốn làm ông Putin bực mình, khó mà biết được. Chỉ biết chắc một điều: bóng đá Nga không đi lên bằng một con đường căn cơ, thậm chí nói rằng đấy không phải là bóng đá chuyên nghiệp cũng được. Bây giờ, người ta mới bình tĩnh lại và thấy rõ báo chí phương Tây đã hốt hoảng đến mức nào khi nhận định “người Nga đã đến”, lúc đoàn quân của Guus Hiddink tiến vào bán kết Euro 2008 và CSKA Moscow, Zenit đoạt cúp UEFA các năm 2005, 2008. “Đến” bằng cách xin được tiền tỷ tài trợ nhanh bao nhiêu thì “đi” khi không được tài trợ nữa cũng nhanh bấy nhiêu. FC Moscow sẽ chỉ là trường hợp tiêu biểu đầu tiên cho sự sụp đổ nhanh chóng của cả một nền bóng đá? Norilsk Nickel có thể vung tiền để giúp FC Moscow trở thành đội mạnh ở Nga. Nhưng các cổ động viên trung bình ở Nga lấy đâu ra tiền để mua vé nguyên mùa đến sân; tiền đâu mua những chiếc áo do Adidas sản xuất để giúp đội bóng tồn tại; đấy lại là chuyện khác. Và đấy mới là chuyện bóng đá chuyên nghiệp!

Nguyễn Minh

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.