Bóng đá Olympic... hấp dẫn thật!

27/07/2012 20:57 GMT+7

(TNO) Hấp dẫn là bởi cái thuộc tính vốn rất quan trọng của môn bóng đá: bất ngờ - tất nhiên phải là bất ngờ thú vị, chứ không phải bất ngờ như chuyện trọng tài cố đẩy cho bằng được chủ nhà Hàn Quốc vào tận bán kết World Cup 2002.

(TNO) Hấp dẫn là bởi cái thuộc tính vốn rất quan trọng của môn bóng đá: bất ngờ - tất nhiên phải là bất ngờ thú vị, chứ không phải bất ngờ như chuyện trọng tài cố đẩy cho bằng được chủ nhà Hàn Quốc vào tận bán kết World Cup 2002.

>> Chuyện bốc thăm tại Olympic
>> Nhầm lẫn tai hại của ban tổ chức Olympic 2012
>> Số lượng kỷ lục nguyên thủ quốc gia dự lễ khai mạc Olympic 2012

 
Olympic Nhật Bản (trái) đã gây bất ngờ lớn bằng trận thắng ứng cử viên nặng ký cho chức vô địch Tây Ban Nha trong trận ra quân - Ảnh: Reuters

Nhật Bản thắng Tây Ban Nha hoặc Senegal cầm chân chủ nhà Vương quốc Anh, là những bất ngờ thú vị, nói lên cái hay của đội bóng nhỏ hơn là sự tồi tệ của các đội nổi tiếng.

Điều đáng nói ở đây: hấp dẫn và hay đôi khi là những chuyện hoàn toàn khác nhau. Loạt trận mở màn trong môn bóng đá nam ở Olympic 2012 hấp dẫn theo nghĩa làm cho người xem hài lòng về mặt diễn tiến.

Đa số các đội đều chơi thiên về tấn công, tạo ra nhiều tình huống ghi bàn, và có rất nhiều pha kết thúc đẹp mắt. Trận Brazil - Ai Cập có đến 5 bàn, và ngay cả bàn thắng của Ai Cập cũng đẹp. Thậm chí không ghi được bàn, như pha kết thúc dội cột của Mexico vào cuối trận gặp Hàn Quốc, cũng rất đẹp.

Nhưng đấy không phải là cái hay về mặt chuyên môn. Hồi FIFA tổ chức thành công World Cup nữ, Sepp Blatter (khi ấy còn là tổng thư ký FIFA) có câu bình luận bất hủ: “Tương lai của bóng đá thuộc về phái nữ”.

Đấy hóa ra là câu nói “nghe được” hiếm hoi trong sự nghiệp điều hành bóng đá cấp cao của Blatter. Ý ông muốn nói: bóng đá nữ tấn công nhiều hơn bóng đá nam, tình huống sôi động nhiều hơn, cơ hội ghi bàn nhiều hơn, đường nét đẹp hơn…

Ở một mức độ nào đó, sự hấp dẫn của loại hình bóng đá Olympic cũng tương tự như thế. Hình như chẳng ai sợ thua ở đấu trường này. Mà thắng hay thua thì sau giải, các đội cũng sẽ lập tức giải tán, gần như chắc chắn không trở lại nữa, không có dịp gặp nhau lần nữa (vì đây là giải U.23), cũng chẳng có giải nào khác để họ giải quyết “ân, oán” với nhau.

Vậy thì, “giữ kẽ” để làm gì, thận trọng để làm gì? Nhật Bản tấn công rất nhanh trước các ngôi sao lừng lẫy tên tuổi của Tây Ban Nha. U.A.E thậm chí còn dẫn bàn trước Uruguay. Ai Cập ghi đến 2 bàn vào lưới Brazil…

Tính chuyên môn của bóng đá Olympic rõ ràng là không cao. Chiến thuật lỏng lẻo, hình như chẳng có toan tính đáng kể nào về mặt đấu pháp. Thay vào đó là những màn trình diễn tài nghệ cá nhân, xuất hiện liên tục ở các trận đấu khác nhau. Hấp dẫn là vì vậy, nhưng không hay về chuyên môn, phẩm chất chiến thuật không cao, cũng là vì vậy.

Thời gian bóng lăn trong trận Nhật Bản - Tây Ban Nha lên đến 72 phút. Đấy là thông số hầu như không có trong bóng đá đỉnh cao. Xem ra, Olympic chính là nơi mà bóng đá có thể trở lại với... chính nó. Cứ phải là trò chơi đã!

Ngũ Viên

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.