FIFA làm gì cho World Cup?

04/06/2010 14:56 GMT+7

World Cup, cánh cửa lớn nhất để đưa bóng đá đến với mọi người. Được quyền đăng cai World Cup không chỉ là vinh dự rất lớn đối với một quốc gia mà còn là một cánh cửa để nâng tầm thương hiệu quốc gia, tạo ra các khoản thu, tạo ra các công việc mới, chẳng thế mà bao nhiêu quốc gia đã nỗ lực trong nhiều năm ròng chỉ được xin “mưa móc” được đăng cai World Cup từ “ân trên” FIFA.

World Cup, cánh cửa lớn nhất để đưa bóng đá đến với mọi người. Được quyền đăng cai World Cup không chỉ là vinh dự rất lớn đối với một quốc gia mà còn là một cánh cửa để nâng tầm thương hiệu quốc gia, tạo ra các khoản thu, tạo ra các công việc mới, chẳng thế mà bao nhiêu quốc gia đã nỗ lực trong nhiều năm ròng chỉ được xin “mưa móc” được đăng cai World Cup từ “ân trên” FIFA.

Thế nhưng, được đăng cai World Cup chỉ là đặc ân với những nước phát triển. Còn đối với những nước còn nghèo như Nam Phi thì đó là một gánh nặng.

Nam Phi đang có tỷ lệ thất nghiệp 40% dân số, còn 30% khác đang sống ở mức thu nhập dưới 100 bảng Anh/tháng. Rõ ràng Nam Phi là một trong những nền kinh tế yếu kém nhất từng tổ chức World Cup, thua xa với những nước chủ nhà World Cup gần đây như Pháp, Nhật Bản-Hàn Quốc, Đức.

Để tổ chức World Cup 2010, Nam Phi chi 4 tỉ bảng để xây dựng các sân bóng, cơ sở hạ tầng khác tại 9 thành phố đăng cai. Vừa rồi, họ phải vay từ Ngân hàng thế giới 4 tỉ bảng nữa để nâng cấp lưới điện, đảm bảo không có chuyện cúp điện trong thời gian diễn ra giải đấu. Việc chuẩn bị World Cup tạo ra 150.000 công việc nhưng đó chỉ là những công việc tạm thời, nó chỉ đóng góp 0,2 đến 0,5% cho sự phát triển của Nam Phi.

Còn FIFA, họ kiếm được hơn 3 tỉ bảng từ các hợp đồng tài trợ và bản quyền truyền hình từ World Cup này. Vậy mà, ông chủ tịch Sepp Blatter vẫn nói rằng “đưa World Cup đến Nam Phi là trả lại những gì bóng đá lục địa đen đã cống hiến cho bóng đá thế giới”.

Thực tế, FIFA trả lại cho lục địa đen những gì sau World Cup 2010? Đó là 20 “trung tâm cho sự hy vọng”, tức là 20 học viện bóng đá sẽ được xây dựng ở châu Phi. Và nực cười là họ không rút túi một khoản nhỏ trong hơn 3 tỉ kiếm được kia để “gieo mầm hy vọng”, mà tổ chức một nhạc hội tại Johannesburg với sự tham dự của các ca sĩ như Shakira, Alicia Keys nhằm gây quỹ xây dựng 20 học viện bóng đá kể trên.

Một nhóm nghệ sĩ Nam Phi đã biểu tình phản đối nhạc hội này, không phải phản đối cách FIFA gây quỹ, mà phản đối cung cách tổ chức nhạc hội: “Các nghệ sĩ Nam Phi cũng có khả năng không kém các nghệ sĩ quốc tế và họ không đáng bị lờ đi trên đất nước của họ. Chỉ có 3 tiết mục trong nhạc hội là đặc sản địa phương là sao?”.

FIFA bán vé qua mạng thông qua nhà tài trợ Visa của họ nhưng điều này chỉ phục vụ những người Âu-Mỹ văn minh chứ đâu phục vụ những người châu Phi muốn đi xem bóng đá nhưng không biết cái thẻ tín dụng mặt mũi ra sao. Chính ban tổ chức của người Nam Phi phải tổ chức đoàn xe đi bán vé rong ở các nước châu Phi có đội dự World Cup.

FIFA quyết định không tổ chức các “Fan Fest”, lễ hội CĐV, bên ngoài các sân bóng ở Nam Phi, họ cũng chẳng làm gì nhiều để châu Phi được vui niềm vui trái bóng. Hai quốc gia hẻo lánh nhất và đang nội chiến đẫm máu là Zambia và Rwanda được xem World Cup không phải nhờ FIFA, mà nhờ Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc cho dựng những màn hình TV ở các trại tị nạn.

Để bảo vệ quyền lợi cho các nhà tài trợ Coca-Cola, McDonald, FIFA đã yêu cầu cấm những người bán hàng rong trên đường phố Nam Phi. “Việc này sẽ đẩy rất nhiều phụ nữ ra đường kiếm sống bằng vốn tự có”, cựu tổng thống Ireland Mary Robinson phát biểu.

Đinh Hiệp

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.