Hoang phí là tội ác

05/01/2010 09:39 GMT+7

Chúng ta thường coi những hành động như ngã vờ trong vòng cấm, dùng tay chơi bóng rồi chuyền cho đồng đội ghi bàn như Henry hay dùng chất kích thích để có thể lực tốt hơn đối thủ là những hành động lừa dối, phi thể thao và thậm chí là tội ác. Nhưng nếu không có tiền mà vẫn vay mượn, mua những cầu thủ giỏi để rồi giành chiến thắng với những cầu thủ đó thì có phải là lừa dối hay không?

Chúng ta thường coi những hành động như ngã vờ trong vòng cấm, dùng tay chơi bóng rồi chuyền cho đồng đội ghi bàn như Henry hay dùng chất kích thích để có thể lực tốt hơn đối thủ là những hành động lừa dối, phi thể thao và thậm chí là tội ác. Nhưng nếu không có tiền mà vẫn vay mượn, mua những cầu thủ giỏi để rồi giành chiến thắng với những cầu thủ đó thì có phải là lừa dối hay không?

Đứng trên phương diện của một doanh nghiệp thì việc vay nợ để đầu tư, mở rộng sản xuất thì các CLB bóng đá không sai, ta có thể chấp nhận được việc đó. Song điều gì sẽ xảy ra nếu doanh nghiệp đó cứ miệt mài vay tiền để đầu tư vào những lĩnh vực mạo hiểm để rồi phá sản, như ngân hàng Lehman Brothers chẳng hạn? Đó là tội ác.

Và nếu một ông chủ CLB bóng đá đó cứ miệt mài vay tiền để chi tiêu hoang phí khiến CLB phá sản, xóa tên đội khỏi bản đồ bóng đá cũng là một tội ác. Vì CLB bóng đá đó là tài sản tinh thần của một cộng đồng dân cư chứ không phải của riêng ông chủ nào cả. Napoli, Torino, Fiorentina ở Ý, Boavista tại BĐN rồi Leeds và sắp tới có thể là Portsmouth tại Anh là những CLB như thế.

Một CLB như thế không chỉ gây tội ác với cộng đồng dân cư, CĐV trung thành của họ mà còn gây tội ác với các đội bóng khác. Lấy ví dụ CLB Bỉ Excelsior Mouscron vừa tuyên bố phá sản tuần trước. Họ bị rút phép dự giải VĐQG Bỉ nên các kết quả của họ trong mùa này bị xóa bỏ, những đội mất điểm khi gặp họ được lợi còn những đội có 3 điểm khi gặp họ thì bị thiệt thòi. Một đội nào đó chỉ vì mất những điểm này mà bị tụt hạng thì việc Mouscron gây ra có phải tội ác không?

Chúng ta có thể tước danh hiệu của các CLB mua thành công không bằng tiền của mình nhưng chúng ta không thể nào thay đổi được lịch sử. Ví dụ ta có thể tước chiếc cúp FA mà Portsmouth giành được 2 năm trước nhưng ta lấy gì để đền bù cho đội Á quân Cardiff City khi đó? Nếu Cardiff có cúp, họ sẽ có nhiều tiền hơn, họ sẽ đầu tư vào đội hình mạnh hơn để thăng hạng Premier League và sẽ kiếm được nhiều tiền hơn...

Giuseppe Gazzoni Frascara, ông chủ cũ của CLB Bologna đã từng gọi hiện tượng vay mượn tiền mua thành công là “doping tài chính”. Cách gọi này rất chính xác, Portsmouth và Cardiff giống như hai VĐV tài năng như nhau nhưng vì Portsmouth dùng “doping tài chính” nên họ mạnh hơn đối thủ. Tại sao dùng doping dược liệu bị coi là dối trá, tội ác mà dùng “doping tài chính” không bị lên án? Câu hỏi là dành cho những người quản lý bóng đá.

Đinh Hiệp

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.