Khi cầu thủ trở thành chính khách

12/09/2010 09:00 GMT+7

Lại thêm 2 cựu danh thủ chuẩn bị bước vào con đường chính trị. Đó là Romario và Bebeto – các huyền thoại trong đội hình vô địch World Cup 1994 của Brazil. Họ cùng tham gia vào mùa tranh cử ở tầm mức thành phố, bang và liên bang vào tháng 10 sắp tới, tại Brazil. Bebeto và Romario đều là ứng cử viên của đảng xã hội PSB – viết tắt của Partido Socialista Brasileiro. Nhưng họ không đứng cùng một chiến tuyến, thậm chí có thể là đối thủ của nhau.

Lại thêm 2 cựu danh thủ chuẩn bị bước vào con đường chính trị. Đó là Romario và Bebeto – các huyền thoại trong đội hình vô địch World Cup 1994 của Brazil. Họ cùng tham gia vào mùa tranh cử ở tầm mức thành phố, bang và liên bang vào tháng 10 sắp tới, tại Brazil. Bebeto và Romario đều là ứng cử viên của đảng xã hội PSB – viết tắt của Partido Socialista Brasileiro. Nhưng họ không đứng cùng một chiến tuyến, thậm chí có thể là đối thủ của nhau.

Trong sự kiện gần đây nhất liên quan đến cặp tiền đạo một thời rất gắn bó này, Romario đã sa thải Bebeto khỏi ghế HLV trưởng ở CLB America.

Ở đâu không biết, chứ ở Brazil thì chẳng bao giờ là chuyện đùa khi cựu danh thủ bóng đá bước ra tranh cử. Trước đây, ứng cử viên Luiz Inacio da Silva đã thất bại 3 lần liên tiếp khi tranh ghế tổng thống Brazil. Dĩ nhiên là phải thay đổi chiến thuật. Da Silva dùng biệt danh “Lula” thay vì tên thật để tranh cử và chiến thắng vào năm 2002, trở thành tổng thống thứ 35 của Brazil. Bây giờ, tổng thống Luiz Inacio “Lula” da Silva đang giữ ghế một cách vững chắc, từ nhiệm kỳ đầu tiên (bắt đầu vào năm 2003) đến nhiệm kỳ hiện tại (sẽ kết thúc vào năm 2011). Mấu chốt là ở cái biệt danh Lula kia. Ở Brazil, cầu thủ mà được biết đến bằng họ tên thật, như Carlos Dunga, thì đấy không bao giờ là một ngôi sao. Ngôi sao bóng đá Brazil phải là các cầu thủ được biết đến chỉ bằng biệt danh, như Bebeto. Và ngay cả ứng cử viên tổng thống cũng phải sử dụng biệt danh mới dễ thành công!

Thật ra, đấy là cái hay của ban vận động tranh cử thuộc phía Luiz Inacio da Silva. Họ biết cách vận dụng “chất bóng đá”, chứ không phải tổng thống Lula điều hành Brazil thành công bằng con đường bóng đá. Đấy là khác biệt quan trọng mà giới hâm mộ Brazil phải thấy rõ trước mùa bầu cử. Trong bóng đá, còn ai nổi tiếng hơn Pele? Nhưng giai đoạn Pele mặc veston cà-vạt, giữ ghế bộ trưởng thể thao Brazil, chính là giai đoạn bết bát nhất trong cả cuộc đời làm việc của nhân vật vĩ đại này. Bóng đá và chính trị luôn là một mối lương duyên bền chặt, giống nhưng bóng đá và kinh tế vậy. Nhưng nói thế không có nghĩa là ngôi sao bóng đá có thể thành công trong lĩnh vực chính trị. Ngược lại là khác, đa số không thành công.

Nếu như ngôi sao bóng đá George Weah đắc cử tổng thống Liberia trong cuộc bầu cử hồi năm 2005 (Weah từng vào đến vòng 2 của cuộc bầu cử), thì chưa biết đất nước này sẽ còn tiến đến những chỗ kỳ lạ nào nữa. Liberia bây giờ không còn thường xuyên xuất hiện trên mặt báo, đấy đã là chuyện tốt đẹp rồi. Ở Bulgaria, cách đây không lâu, bỗng có tin cảnh sát phát lệnh truy nã thị trưởng Sliven Yordan Letchkov. Vâng, đấy chính là ngôi sao bóng đá từng ghi bàn quyết định giúp Bulgaria thắng Đức ở vòng tứ kết World Cup 1994. Letchkov cũng trở thành chính khách sau khi chia tay sân cỏ. Bây giờ, ông vừa bị bãi chức vì hàng loạt scandal, và đối diện nguy cơ ngồi tù 5 năm nếu các kết quả điều tra dẫn đến kết luận xấu nhất có thể.

Vì sao Weah suýt thành tổng thống Liberia cách đây 5 năm? Một bộ phận không nhỏ ở Liberia hồi ấy từng giải thích về lá phiếu mà họ sẽ bầu: “Chúng tôi đã cùng đường rồi, đã quá thất vọng với những người học hành giỏi giang rồi. Chúng tôi chẳng còn gì để mất nữa”. Ở những nơi vẫn còn nhiều điều để mất, như Brazil, thì lại khác!

Ngũ Viên

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.