Phải cố chịu áp lực

24/11/2011 15:45 GMT+7

(TNO) Ngay khi bùng nổ thông tin về chuyện trọng tài Babak Rafati tự tử (nhưng không chết), dư luận trong làng bóng Đức lập tức chỉ trích thói quen mắng nhiếc trọng tài, xem đấy như một thứ áp lực khiến các trọng tài, như Rafati, đành chọn giải pháp tiêu cực nhất.

(TNO) Ngay khi bùng nổ thông tin về chuyện trọng tài Babak Rafati tự tử (nhưng không chết), dư luận trong làng bóng Đức lập tức chỉ trích thói quen mắng nhiếc trọng tài, xem đấy như một thứ áp lực khiến các trọng tài, như Rafati, đành chọn giải pháp tiêu cực nhất.

>> Một trọng tài ở Bundesliga tự sát

Cũng chẳng biết Rafati có tự tử thật hay không (người ta tìm thấy ông trong bồn tắm ở khách sạn, xung quanh đầy máu). Càng không biết, nếu đấy là nỗ lực tự sát thì nguyên nhân có đúng là do áp lực nặng nề đến từ Bundesliga hay không. Cứ chỉ trích cái đã. Tờ Kicker đã 3 lần chọn Rafati là “trọng tài kém nhất Bundelsiga”, chỉ trong 4 năm gần đây, theo kết quả trưng cầu ý kiến từ các cầu thủ.

Ở Đức, không có trọng tài bóng đá chuyên nghiệp. Có nghĩa Rafati cũng như bao đồng nghiệp khác đều có nghề tay phải, và họ chỉ cầm còi như một nghề tay trái. Đấy không phải là nghề kiếm sống của họ, càng không ai bắt họ phải cầm còi bước ra sân. Áp lực nếu có, thì cũng chỉ là chọn lựa của Rafati, và bao trọng tài khác.

Thông tin ban đầu từ phía cảnh sát, trọng tài Rafati tự tử vì vấn đề cá nhân. Có thể hiểu, điều ấy có nghĩa là chẳng liên quan gì đến bóng đá. Có thể suy luận, “vấn đề cá nhân” của Rafati có thể liên quan đến việc chính của ông - điều hành một ngân hàng?

Dù là nguyên nhân gì cũng vậy, hễ đã chấp nhận cầm còi ra sân thì phải công tâm. Mặt khác, tiếng còi cũng phải chuẩn xác. Vẫn biết “là người, ai cũng có lúc sai”, nhưng sai sót thường xuyên đến mức đã bị xác định là trọng tài kém nhất Bundesliga ở 3 trong 4 mùa bóng gần nhất, thì một con người tự trọng có nên gây ảnh hưởng mãi đến sự công bằng của các trận đấu, như trọng tài Rafati?

Và công chúng không được gây áp lực với Rafati; không được gây áp lực cả với loại trọng tài lạm dụng đồng nghiệp nam một cách bệnh hoạn như Manfred Amerell, hoặc trọng tài nhận tiền để dàn xếp tỷ số như Robert Hoyzer? Vô lý!

Cái tin Rafati tự tử lan rộng khắp mọi sân cỏ Bundesliga. Thế là cầu thủ đôi bên, khán giả, nói chung là bất cứ ai quan tâm đến trận Freiburg - Hertha Berlin, đều lên tiếng bênh vực Rafati...

Áp lực là thứ ai cũng phải chịu. Quá đơn giản, nếu không chịu được áp lực thì không nên tiếp tục cuộc chơi.

Nguyễn Minh

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.