Pistorius lớn hơn cả phong trào Paralympic?

16/02/2013 18:26 GMT+7

(TNO) Không lâu sau khi Lance Armstrong thú nhận dùng doping, làng thể thao thế giới nhận một cú sốc lớn qua sự việc vận động viên Oscar Pistorius hầu tòa với tội danh giết người.

(TNO) Không lâu sau khi Lance Armstrong thú nhận dùng doping, làng thể thao thế giới nhận một cú sốc lớn qua sự việc vận động viên Oscar Pistorius hầu tòa với tội danh giết người.

>> Oscar Pistorius: từ người hùng thành kẻ sát nhân
>> Người không chân" Oscar Pistorius "chạy" vào bán kết Olympic 2012
>> Lo ngại “người không chân” Pistorius tự vẫn tại nơi giam giữ

 
Pistorius không phải là vận động viên khuyết tật duy nhất đọ sức với những vận động viên lành lặn trên đường chạy - Ảnh: AFP

Pistorius chưa hẳn đã là vận động viên khuyết tật giỏi nhất, những vận động viên như Baroness Grey Thompson hay Sarah Storey còn có nhiều huy chương Paralympic hơn anh. Pistorius cũng không phải là vận động viên khuyết tật duy nhất đọ sức với những vận động viên lành lặn trên đường chạy, Storey và những người khác cũng từng làm điều đó.

Nhưng Pistorius hơn người khác ở chỗ anh dám đấu tranh với Liên đoàn điền kinh quốc tế (IAAF) và buộc tổ chức này phải định nghĩa lại về sự khuyết tật. Đó là cuộc đấu tranh tốn kém, gây nhiều tranh cãi và kết thúc ở Tòa án thể thao quốc tế (CAS), nơi Pistorius chiến thắng.

Giờ đây, Pistorius “ngã ngựa” theo cái cách chẳng ai ngờ đến nhất, làng thể thao người khuyết tật sẽ phải tiếp tục đứng lên mà không có anh.

Thực ra thì Pistorius đã làm được gì cho các đồng nghiệp khuyết tật của mình? Cánh cửa thi đấu Olympic London 2012 với các vận động viên lành lặn mở ra cho anh, nhưng nó lại không mở cho các vận động viên khuyết tật khác.

Phán quyết năm 2008 của CAS chỉ mở riêng ra cho trường hợp của Pistorius mà không mở ra cho toàn bộ các vận động viên khuyết tật. Tháng trước, vận động viên khuyết tật nhảy xa Stef Reid đã xin thi đấu ở các vận động viên bình thường ở một giải đấu điền kinh, nhưng cô đã bị từ chối thẳng thừng.

Với tên tuổi nổi bật toàn cầu và các nguồn tài trợ hậu hĩnh, Pistorius sống trong khu vực giàu nhất ở thủ đô Nam Phi Pretoria. Trong khi đó, David Weir, vận động viên giành 4 huy chương vàng tại Paralympic vẫn phải sống trong khu dành cho người thu nhập thấp được hội đồng địa phương xây dựng ở Wallington, Surrey, Anh.

Ủy ban Paralympic quốc tế (IPC) đã đầu tư khá nhiều để biến Pistorius thành gương mặt của họ. Nhưng thực tế thì chuỗi giải điền kinh dành cho các vận động viên khuyết tật hàng đầu của IPC tổ chức ở UAE, Trung Quốc, Brazil, Ý, Mỹ và Đức hàng năm vẫn không có người đến xem.

Dường như mọi người không mấy quan tâm đến thể thao cho người khuyết tật. Dường như người ta chỉ quan tâm đến mỗi Pistorius với những câu chuyện “có thể bán ra tiền” của anh: cưa chân từ khi 11 tháng tuổi vì sinh ra đã không có xương mác, cuộc chiến pháp lý với IAAF, chạy thắng ngựa đua, vụ tai nạn xuồng cao tốc khiến anh bị khâu gần 200 mũi năm 2009, hay 7 cô bồ tóc vàng xinh đẹp của anh từ trước đến giờ...

Grey Thompson đã từng nói: “Chúng tôi được hưởng lợi nhờ sự nổi tiếng của Pistorius, nhưng sẽ đến lúc anh ấy lớn hơn cả phong trào Paralympic, đây là điều không tốt”.

Giờ thì phong trào Paralympic phải tập cách đứng lên mà không có Pistorius. Giờ là lúc đo lường sự nhiệt tình đối với Paralympic của những hãng truyền thông, nhà sản xuất đã từng tung hô hình tượng Pistorius. Rồi sẽ thấy không ít những phũ phàng...

Khúc Dương

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.