Quyền lực thuộc về ai?

23/07/2010 08:09 GMT+7

Thông thường, người ta hay xét đến đẳng cấp chuyên môn của cầu thủ và nhu cầu cụ thể của các CLB liên quan để nhận định khả năng trở thành hiện thực của một vụ đàm phán chuyển nhượng. Một cầu thủ có khả năng thi đấu ở nhiều vị trí khác nhau, dĩ nhiên sẽ được ưu tiên chọn lựa so với cầu thủ có đẳng cấp tương đương nhưng chỉ chơi ở một vị trí. Mặt khác, CLB đang cần cầu thủ ở vị trí nào thì dĩ nhiên sẽ chấp nhận giá hơi cao một chút để mua được ngôi sao ở vị trí ấy, chuyện cũng dễ hiểu.

Thông thường, người ta hay xét đến đẳng cấp chuyên môn của cầu thủ và nhu cầu cụ thể của các CLB liên quan để nhận định khả năng trở thành hiện thực của một vụ đàm phán chuyển nhượng. Một cầu thủ có khả năng thi đấu ở nhiều vị trí khác nhau, dĩ nhiên sẽ được ưu tiên chọn lựa so với cầu thủ có đẳng cấp tương đương nhưng chỉ chơi ở một vị trí. Mặt khác, CLB đang cần cầu thủ ở vị trí nào thì dĩ nhiên sẽ chấp nhận giá hơi cao một chút để mua được ngôi sao ở vị trí ấy, chuyện cũng dễ hiểu.

Ngoài ra, giá trị của ngôi sao đôi khi còn được quyết định bởi môi trường bóng đá, chứ không phải ở chính bản thân cầu thủ ấy. Chẳng hạn, môi trường bóng đá TBN thích hợp với mẫu hậu vệ biên giỏi tấn công nhưng không cần có tốc độ tốt, như Maicon. HLV Jose Mourinho muốn đem Maicon về Real Madrid bởi cầu thủ này có kỹ thuật tốt, dễ phối hợp nhóm khi dâng lên tấn công ở cánh. Những pha phối hợp như thế yêu cầu kỹ thuật xử lý bóng trong chỗ chật hơn là tốc độ.

Ngược lại, nếu sang thi đấu ở Anh, Maicon phải đạt được tốc độ cực đại trong các pha dốc biên. Muốn vậy, anh phải xuất phát từ vị trí khá sâu trên phần sân nhà trước khi nhận bóng trên phần sân đối phương. Maicon không giỏi trong khía cạnh này, nên bóng đá Anh định giá Maicon thấp hơn bóng đá Tây Ban Nha.

Tuy nhiên, đàm phán hợp đồng là cả một “cuộc chiến” quan trọng đối với các thành phần liên quan, bởi hợp đồng chuyên nghiệp chính là “nồi cơm” của mọi cầu thủ nhà nghề. Mà đã là cuộc chiến thì điều quan trọng nhất là vấn đề quyền lực. Đây có lẽ là chi tiết ít được nhắc đến trong mùa chuyển nhượng.

Một ví dụ nhỏ: Mesut Ozil và Edin Dzeko đều là hai ngôi sao vào loại “hot” nhất trên thị trường chuyển nhượng ở Bundesliga hiện nay. Giá trị ghi bàn của Dzeko đã được khẳng định trong 2 mùa bóng vừa qua ở Wolfsburg. Còn Ozil là ngôi sao mới, vừa thành công rực rỡ trong đội tuyển Đức tại World Cup 2010. Các CLB hàng đầu châu Âu như M.U, Chelsea, Real Madrid, Inter Milan, AC Milan đều muốn có một trong hai ngôi sao này. Giá chuyển nhượng của Ozil khoảng 25-28 triệu euro, còn Dzeko khoảng 40-50 triệu euro.

Vấn đề là: từ đâu ra những con số vừa nêu? Nên nhớ: Ozil (Bremen) khoác áo một CLB mạnh hơn so với Dzeko (Wolfsburg). Đội tuyển của Ozil (Đức) cũng có đẳng cấp cao hơn đội tuyển của Dzeko (Bosnia). Ozil vừa chinh phục đấu trường World Cup, Dzeko thì không. Và Ozil trẻ hơn Dzeko. Ở đây, chúng ta không bàn về tài năng bởi họ đều là ngôi sao và họ chơi ở các vai trò khác nhau, rất khó đặt lên bàn cân xem ai nặng hơn.

Sở dĩ có khác biệt lớn đến mức gần như gấp đôi trong giá chuyển nhượng là vì giá ấy do CLB chủ quản của họ đặt ra. Dzeko còn đến 3 năm hợp đồng nên nếu Wolfsburg không bán thì anh chẳng đi đâu được. Ozil chỉ còn 1 năm hợp đồng nên dù Bremen không bán, anh vẫn có quyền ra đi vào cuối mùa bóng. Khác biệt nằm ở chỗ ấy. Quyền lực thuộc về Ozil trong mối quan hệ với Bremen, nhưng quyền lực lại thuộc về Wolfsburg trong mối quan hệ với Dzeko.

Vì không định đoạt được số phận Ozil, Bremen không dám… làm giá, như cách Wolfsburg làm giá “trên trời” đối với Dzeko. Đấy chính là vấn đề quyền lực. Muốn đánh giá những vụ chuyển nhượng đang được đồn đoán trên thị trường chuyển nhượng, đừng quên đặt ra câu hỏi: quyền lực đang thuộc về ai!

Nguyễn Minh

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.